xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyên hiệu trưởng tạm quyền ĐH HV gửi đơn khẩn cấp tới ông Vũ Đức Đam

TS Nguyễn Đăng Dờn, nguyên Hiệu trưởng tạm quyền Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về những bất ổn tại trường đến nay chưa thể giải quyết. Ngoài việc nêu ra nguồn gốc của sự bất ổn, đơn của PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn cũng đề nghị những giải pháp nhằm giải quyết bất ổn. Việc giải quyết tốt nghiệp cho sinh viên lẽ ra đã được giải quyết từ vài tháng nay

Dưới dây là nội dung đơn kiến nghị khẩn cấp của PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn

Nguyên nhân gây bất ổn tại Trường Đại học Hùng Vương TP HCM

Trường  ĐH Hùng Vương TP HCM ( ĐHHV ) rơi vào tình trạng bất ổn bắt đầu từ khi trường chuyển sang loại hình tư thục; Bất ổn ngày càng gia tăng vì những sai phạm mang tính chất cố ý khi tiến hành các thủ tục chuyển đổi trường sang loại hình tư thục :

Sai phạm trong quá trình chuyển đổi sang loại hình trường tư thục:

Kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hố Chí Minh ( Văn bản số 51/KL-TTTP- P3 ngày 14/2/2012) nêu rõ các sai phạm như sau:

+ Việc chuyển đổi trường ĐH HV sang loại hình tư thục đã không làm đúng quy định tại Điều 2, QĐ số 122/2006/QĐ- TTg  về chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang trường tư thục

+ Các thủ tục theo quy định của Thông tư 20/2010/TT-BGDĐT ngày 16/7/2010 như định giá, đánh giá lại tài sản Trường chưa thực hiện trước khi tổ chức đại hội ĐCĐ.

 + Khoản 3, Điều 10 QĐ 61/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định : “Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường được thành lập trên cơ sở đề cử nhân sự của các thành viên sáng lập và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quản trị bắt buộc phải được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này “.

Thực tế việc bầu HĐQT khóa IV-  nhiệm kỳ đầu tiên khi chuyển sang loại hình tư thục (ngày 03/2/2010) đã làm trái quy định nêu trên: Các thành viên sáng lập đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn, không có vai trò gì trong việc đề cử nhân sự theo quy định.

+ Ngoài sai phạm về quy trình thủ tục chuyển đổi loại hình trường ĐH tại trường ĐHHV, sai phạm trong việc xác định tỷ lệ vốn góp, tài sản tài chính của các bên liên quan, khiến cho quyền lợi chính đáng của tập thể trường ĐHHV đã bị xâm hại rất nghiêm trọng, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ  trong việc chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục.

+ Nhà trường và các nhà đầu tư chỉ mới ký “ Biên bản thỏa thuận góp vốn “  các bên chưa cụ thể hóa bằng văn bản có giá trị pháp lý là “ Hợp đồng góp vốn đầu tư “, nhưng việc góp vốn của nhà đầu tư đã được thực hiện ( đến nay vẫn không có  “Giấy chứng nhận góp vốn “ hoặc “Sổ cổ đông “ theo quy định). Việc góp vốn vi phạm nghiêm trọng về mức vốn góp và thời hạn góp vốn ( Trong đó  trường hợp ông Hoàng Sĩ Hóa là nhà đầu tư đại diện cho Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài gòn, chỉ góp vốn 920.triệu đồng không đủ mức vốn tối thiểu 1 tỷ đồng theo quy định để được ứng cử vào HĐQT, nhưng vẫn được bầu vào HĐQT; Ông Nguyễn Tri Hổ là đại diện một Công ty con của Trường, nhưng tham gia đầu tư chéo; Ông Nguyễn Quốc Sỹ không đại diện cho một nhà đầu tư nào cũng được bổ sung vào HĐQT khóa IV mà không thông qua đại hội đồng cổ đông ). Mọi hành vi gian lận này đã được ông Lương Ngọc Toản chấp nhận, làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của  trường ! Có “nội gián” là người có chức có quyền như ông Lương Ngọc Toản, mưu đồ thâu tóm nhà trường của nhà đầu tư đã được thực hiên thành công. Mọi việc đã bị phát giác khi Thanh tra thành phố vào cuộc, chỉ tiếc là cơ quan có thẩm quyền chưa có biện pháp xử lý.

+ Sai phạm này dẫn đến tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp giữa một bên là tập thể trường, trong đó gồm các nhà sáng lập trường ( Tạm gọi là bên A ), với một bên khác là các nhà đầu tư, trong đó ông Đặng Thành Tâm là người đại diện ( Tạm gọi là bên B ). Tỷ lệ sở hữu vốn của các bên tại thời điểm chốt danh sách cổ đông ( 31/12/2009 ) để tiến hành đại hội đồng cổ đông lần 1 là hoàn toàn sai sự thật :

Vốn thực tế của bên A là 20.890.288.595 đ, ( Chiếm tỷ lệ khoảng 80% chưa tính đến giá trị thương hiệu – Tài sản vô hình của trường khoảng 70 tỷ đồng ở thời điểm đó ) vốn thực tế của bên B là 5.140.000.000 đ ( Chiếm tỷ lệ khoảng 20% ), nhưng ông Lương Ngọc Toản lúc bấy giờ là chủ tịch HĐQT khóa III (đồng thời là thành viên góp vốn của phía ông Đặng Thành Tâm) phù phép bằng cách ký quyết định ( QĐ số 45/Qđ-HĐQT ngày 29/01/2010 ) công nhận vốn của bên B là 20.000.000.000 đ ( Tỷ lệ thực từ 20 % được nâng lên thành  54 % ) trong khi vốn của trường lại bị đánh sụt xuống chỉ còn 17.000.000.000 đ (Tỷ lệ thực từ 80 % nay chỉ còn 46 % ). HĐQT khóa IV được bầu tháng 3/2010 gồm 10 thành viên  là dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn có sự gian lận!!! ( Bên B có 6 thành viên, bên A chỉ có 4 thành viên . Ông Lương Ngọc Toản được bầu làm chủ tịch, ông Đặng Thành Tâm được bầu làm phó chủ tịch HĐQT khóa IV họ đều là người của bên B ! ) Sai phạm trong việc xác định tỷ lệ vốn góp theo hướng có lợi cho nhà đầu tư Đặng Thành Tâm là rõ ràng và rất nghiêm trọng !

-  Trường ĐHHV chiếm tỷ lệ sở hữu vốn 80 %, đáng lẽ phải có số lượng thành viên HĐQT là 8/10, nay chỉ còn 4/10. Nhà đầu tư (Bên B ) đáng lẽ chỉ có 2/10, nhưng lại có 6/10 nhờ gian lận tài chính, các vị trí chủ tịch, phó chủ tịch đều thuộc các nhà đầu tư, vì vậy họ hoàn toàn chi phối và lũng đoạn Nhà trường !

Toàn bộ sự việc này chỉ được làm sáng tỏ khi Thanh tra Thành Phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra toàn diện tại trường ĐHHV và chính thức công bố “ Kết luận thanh tra “ ( Văn bản số 51/KL- TTTP- P3 ngày 14/2/2012). Nếu lãnh đạo cấp trên ( UBND TP. HCM và Bộ GDĐT ) căn cứ vào “kết luận thanh tra” để xử lý vụ việc tại trường ĐHHV thì tình hình của trường ĐHHV sẽ không  phức tạp như hiện nay !

Tranh chấp về quyền lợi giữa Nhà trường và nhà đầu tư Đặng Thành Tâm trở nên căng thẳng khi ông Đặng Thành Tâm đã  phớt lờ và cố tình không tổ chức đại hội ĐCĐ để bầu lại HĐQT theo đúng tỷ lệ sở hữu vốn của các bên ( Điều 3 QĐ 61/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế  tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ghi rõ “ Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp thường niên bắt buộc mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất theo quyết định của HĐQT hoăc theo yêu cầu của cổ đông sở hữu trên 30 % vốn cổ phần“. Ông Đặng Thành Tâm không tổ chức đại hội ĐCĐ liên tục trong 3 năm liền ( 2011,2012,2013 ). Vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ một cách có hệ thống và có ý thức, nhưng không bị cấp trên xử lý kỷ luật gì, khiến dư luận trong trường ĐHHV rất lo lắng và bức xúc !

Trong tình hình đó, những người gắn bó lâu năm với trường, có trách nhiệm với tập thể nhà trường đã tham chiếu các văn bản pháp luật hiện hành ( Luật Giáo dục đại học ( luật số 08/2012/QH13 ); QĐ 61/2009/QĐ – TTg  “Quy chế  tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục” ; QĐ 63/2011/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, về sửa đổi, bổ sung QĐ 61; Nghị định 115/2010/NĐ - CP của Chính phủ “ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục”; QĐ số 58/2010/QĐ-TTg “ Điều lệ trường đại học”  và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời tham chiếu văn bản “ Kết luận thanh tra “ của Thanh tra TP Hồ Chí Minh, để  tiến hành đại hội ĐCĐ bất thường ngày 26/6/2013 với 9/14 cổ đông tham gia ( Trong đó có đại diện của Ngân hàng TMCP Phương Tây)  5 cổ đông thuộc nhà đầu tư Đặng Thành Tâm vắng mặt không lý do.

- Ông Ngô Gia Lương đại diện 80% tỷ lệ sở hữu vốn của trường, vừa là cổ đông đại diện cho  “nhà sáng lập”  đã chủ trì đại hội. Đại hội đã ra nghị quyết:

+ Bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT khóa IV đối với các ông Hoàng Sỹ Hóa, Nguyễn Quốc Sỹ, Nguyễn Tri Hổ, Tạ Văn Thành, Lương Ngọc Toản. Hội đồng quản trị còn lại 5 thành viên gồm ông Ngô Gia lương, Nguyễn Huy Hùng, Lê Văn Lý, Đặng Thành Tâm và bà Nguyễn Thị Liên Diệp

+ Miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT đối với ông Đặng Thành Tâm

+ Ngày 23/8/2013 HĐQT mới  đã họp và bầu ông Ngô Gia Lương làm chủ tịch

Theo khoản 4, khoản 6 điều 17 Luật Giáo dục đại học; theo khoản 3 điều 33 Điều lệ trường đại học; theo điều  9, điều 10 của QĐ 61; các khoản tại điều 1 của QĐ 63 và các văn bản pháp lý khác có liên quan, thì đại hội ĐCĐ bất thường ngày 26/6/2013 của trường ĐHHV là hợp pháp, hợp lệ hoàn toàn.

-  Mặc dù tính hợp pháp hợp lệ của đại hội ĐCĐ bất thường được khẳng định khi đối chiếu các văn bản pháp lý hiện hành, nhưng ông Phạm Ngọc Thanh Phó Giám đốc sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh, theo hướng ”bao che, ủng hộ” nhà đầu tư, để ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, ký văn bản “không công nhận” kết quả Đại hội, trong khi chỉ có Tòa án mới có quyền ra phán quyết về việc này !

Ông Phạm Ngọc Thanh phân tích theo khoản 5, điều 1 QĐ 63/2011/QĐ-TTg : “ Các cuộc họp thường niên hoặc bất thường của đại hội ĐCĐ do Chủ tịch HĐQT triệu tập. Trong trường hợp  Chủ tịch tịch HĐQT không triệu tập họp theo ngày họp dự kiến trong kế hoạch của HĐQT thì sau 30 ngày kể từ ngày đó, các cổ đông có kiến nghị triệu tập họp nêu ở điểm c khoản 3 có thể chọn một thành  viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát triệu tập họp đại hội cổ đông…" ;  "Tại khoản 5, Điều 1 QĐ 63 quy định:  Cuộc họp đại hội ĐCĐ được coi là tiến hành hợp lệ khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65 % tổng số cổ phần trở lên dự họp"

Những trích dẫn trên thuộc điểm a,b khoản 4, Điều 1 QĐ 63/2011/QĐ- TTg (chứ không phải khoản 5, điều 1 như ông Phạm Ngọc Thanh đã nói) và đại hội ĐCĐ ngày 26/6/2013 đã làm đúng quy định đó, vậy tại sao gọi là bất hợp pháp ?

Ông Phạm Ngọc Thanh Thanh còn lý giải rằng: “ Nghị quyết Đại hội ĐCĐ bất thường có số cổ đông tham dự là 9/14 chiếm tỷ lệ vốn  86,17 % tổng số cổ phần. Tuy nhiên tỷ lệ  cổ phần này chưa được xác định rõ ràng theo đơn cứu xét của các công ty là cổ đông của Trường… Vì chưa có sự xác định rõ ràng số cổ phần của các cổ đông nên giá trị biểu quyết tại đại hội ĐCĐ này không có đủ tính pháp lý, như vậy đại hội cổ đông không hợp lệ… Nghị quyết Đại hội cổ đông này không có giá trị pháp lý, không có hiệu lực thi hành".

 Ông Phạm Ngọc Thanh chưa hiểu thế nào là tính hợp pháp, do đó lập luận của ông không đúng. Tính hợp pháp thể hiện sự tuân thủ văn bản pháp lý trong hành vi và kết quả của hành vi đó. Đại hội ĐCĐ bất thường đã làm đúng chỉ dẫn trong điểm a, b khoản 4, Điều1,QĐ 63/2012/QĐ -TTg. Do đó tính hợp pháp của đại hội ĐCĐ bất thường nói trên được khẳng định.

Còn tính hợp lệ của Đại hội ĐCĐ, theo ông Phạm Ngọc Thanh là “ do có đơn cứu xét của các các công ty là cổ đông của Trường cho rằng không đủ giá trị pháp lý “ !!!  Ông Phạm Ngọc Thanh với vai trò tham mưu và đề xuất ý kiến cho UBND TP. HCM, nhưng không dựa vào số liệu phản ánh trong  “Kết luận thanh tra “, mà dựa theo đơn cứu xét của các công ty cổ đông của Trường thì ý kiến tham mưu của ông mới “không đủ giá trị pháp lý”.

Trường ĐHHV tin tưởng vào số liệu do Thanh tra thành phố công bố vì đó là số liệu trung thực đúng đắn, do đó, chúng tôi khẳng định tính hợp pháp, hợp lệ của đại hội ĐCĐ bất thường ngày 26/6/2013. Ông Phạm Ngọc Thanh dựa vào “ Đơn cứu xét” của Nhà đầu tư để tham mưu và phán quyết rằng “ Đại hội không hợp pháp, không hợp lệ “ là rất bất thường !

Với trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo thành phố để giải quyết vấn đề trọng đại của một trường đại học, nơi có hàng ngàn sinh viên, hàng trăm cán bộ giảng viên nhân viên đang làm việc, mà ông Phạm Ngọc Thanh đã phớt lờ tính hợp pháp, hợp lệ của số liệu do Thanh tra Thành phố công bố, nghiêng hẳn về phía nhà đầu tư ! Dấu hiệu tiêu cực là rất rõ ràng !

HĐQT khóa IV của trường ĐHHV (do ông Đạng Thành Tâm làm Chủ tịch từ ngày 14/6/2011) cũng đã cố tình không xây dựng “ Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mình … để áp dụng từ năm  học 2011 -2012”  theo quy định tại Điều 55 QĐ 58/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cố tình không ban hành Quy chế mới cho thấy HĐQT phía ông Đặng Thành Tâm đã vi phạm pháp luật để tiếp tục che dấu những sai phạm của chính họ.

Tóm lại việc ông Phạm Ngọc Thanh, với tư cách là Phó Giám đốc Sở GDĐT tham mưu cho UBND TP. HCM không công nhận kết quả đại hội cổ đông bất thường của trường ĐHHV, coi kết quả của đại hội này là không hợp pháp, không hợp lệ là không có cơ sở, mang tính chủ quan. Kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại vấn đề này !

Sai phạm trong quản lý cán bộ và nhân sự

Khi ông Lê Văn Lý không được UBND TP. HCM công nhận chức danh Hiệu trưởng ( Được biết, ông Lê Văn Lý đã khởi kiện trước Tòa, Tòa hành chính TP. HCM đã ra thông báo thụ lý vụ kiện và sẽ xét xử vào ngày 03/12/2013 ) Ông Đặng Thành Tâm, tuy đã bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT vẫn ký hàng loạt các quyết định về nhân sự hết sức tùy tiên, vi phạm pháp luật:

+  Ký QĐ cử ông Tạ Văn Thành là HT tạm quyền 1tháng ( tháng 7/2013).

+ Tiếp theo, ký QĐ cử bà Tạ Thị kiều An làm HT tạm quyền 4 lần liên tiếp trong tháng 8,tháng 9, tháng 10 và tháng 11/2013.

Điểm c, khoản 2, điều 14 quy chế 61/2009/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Trường hợp cần thiết, chủ tịch HĐQT được quyền ký quyết định cử hiệu trưởng tạm quyền điều hành hoạt động của nhà trường trong thời gian không quá 01 tháng để tiến hành việc cử Hiệu trưởng theo quy định “.

Cụm từ “ Trong thời gian không quá 01 tháng để tiến hành việc cử Hiệu trưởng theo quy định “ phải hiểu là: người nào đó được cử HT tạm quyền, và trong thời gian không quá một tháng người đó sẽ  được cấp có thẩm quyền công nhận chức danh Hiệu trưởng chính thức. Quá một tháng mà không được cấp có thẩm quyền công nhận, có nghĩa là người đó không đủ tiêu chuẩn, hoặc không đủ điều kiện, thì không thể cử HT tạm quyền tiếp theo nhiều lần được ! Suy diễn các quy định trong văn bản pháp lý có liên quan, để cử Hiệu trưởng tạm quyền nhiều tháng liền là cố tình vi phạm pháp luật !

Quy định là vậy, nhưng ông Đặng Thành Tâm vẫn cử ông Tạ Văn Thành làm HT tạm quyền, sau đó cử bà Tạ Thị kiều An làm HT tạm quyền 4 tháng liên tục! Ông Đặng Thành Tâm thừa hiểu hai vị này không đủ tiêu chuẩn và quy định để bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng, nên đã phớt lờ và đã cố tình vi phạm QĐ 61/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.  

+ Cũng trong tháng 7,8/2013 ông Đặng Thành Tâm đã ký hàng chục quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hàng loạt các trưởng đơn vị ( phòng Tổ chức pháp chế, phòng Hành chính tổng hợp, Phòng công tác học sinh sinh viên, phòng Tài chính kế toán, khoa quản trị bệnh viện, Phòng đảm bảo chất lượng, Trung tâm thông tin thư viện, Tổ giáo dục thể chất … ) Dư luận ở trường ĐHHV gọi vụ việc này là một “cuộc trả thù” đối với những ai không tuân thủ, không cùng phe cánh. Đồng thời ông Đặng Thành Tâm ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ như một hành động ban phát quyền lợi đối với ai chịu khuất phục, trong số những người được bổ nhiệm có người đã bị kỷ luật lao động, có người đã tự nghỉ việc hơn 12 tháng, có người không có bằng cấp chuyên môn v.v tạo ra một đội ngũ “ cán bộ” hoạt động bất chấp quy định, bất chấp luật pháp.

 Việc ông Đặng Thành Tâm ký hàng chục quyết định như nói ở trên là không đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng điểm b, khoản 3, Điều 20 Luật giáo dục đại học ( Luật số 08/2012/QH 13) có hiệu lực từ ngày 01/01/2013; Vi phạm điều 36 QĐ 58/2010/QĐ- TTg về Điều lệ trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

Ký QĐ cử HT tạm quyền liên tục 4 tháng, ký hàng loạt QĐ miễn nhiệm, bãi nhiệm ,bổ nhiệm điều động cán bộ làm cho trường đã bất ổn nay lại càng bất ổn hơn. Việc làm này cho thấy ông Đặng Thành Tâm là người không có tinh thần thượng tôn luật pháp, không có ý thức xây dựng, hành động hết sức tùy tiện, vì lợi ích cá nhân.  

Tóm lại với những gì đã và đang diễn ra ở trường ĐHHV cho thấy tình hình bất ổn lớn, mà nguyên nhân sâu xa là sai phạm trong quá trình chuyển đổi loại hình trường ĐH từ dân lập sang tư thục, có sự gian lận tài chính, dẫn đến quyền và lợi ích của tập thể Nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và kéo dài.

Tập thể trường gồm đại diện chính quyền, Đảng và các tổ chức đoàn thể đã làm đơn kêu cứu, kiến nghị khẩn cấp nhiều lần lên cấp trên, nhưng đến nay vẫn chưa thấy cơ quan có thẩm quyền là UBND TP. HCM và Bộ GDĐT có thông tin phản hồi. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì mà vẫn im lặng như vậy ! Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng bài báo về trường ĐHHV với tựa đề : “Đã bắt đúng bệnh, nhưng hốt thuốc chưa đúng “ đã nói lên phần nào thực trạng của trường ĐHHV hiện nay !

Về tình hình con dấu của Trường

Theo báo cáo của ông Ngô Đình Linh, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp thì con dấu của Trường ( Gồm dấu ướt và dấu nổi) vẫn được bảo quản, quản lý và sử dụng tại phòng Hành chính tổng hợp, hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Hàng ngàn văn bản có liên quan đến sinh viên, giảng viên và người lao động của trường đã được phòng Hành chính tổng hợp đóng dấu một cách bình thường trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2013.

HĐQT phía ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An tung tin bịa đặt là‘“ con dấu của trường bị chiếm đoạt “  “ Trường không có con dấu, con dấu bị sử dụng trái phép …” với mưu đồ không trong sáng, khiến cho lãnh đạo cấp trên cũng như dư luận xã hội hết sức bức xúc.

Ngoài việc tung tin như trên, bà Tạ Thị kiều An, còn ghi chú vào sổ giao nhận công văn “ Không đóng dấu” khi ký các văn bản giấy tờ.  Vừa tung tin không có con dấu, vừa không cho nhân viên văn thư đóng dấu, chứng tỏ không hề có chuyện “ con dấu bị chiếm đoạt …” như phía ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An đã báo cáo. Họ tung tin như vậy là có ý đồ !

Về việc chuyển sinh viên sang Trường khác thi tốt nghiệp

Khi lý giải việc thi tốt nghiệp của Trường bị ngưng trệ, bà Tạ Thị kiều An nói “ vì không có con dấu, con dấu bị chiếm đoạt bất hợp pháp”, nhưng khi từ chối ký các quyết định liên quan đến thi tốt nghiệp, bà lại nói bà không có “thẩm quyền” ! Đây là lối biện minh lòng vòng quanh co đầy mâu thuẫn, tự nó đã phơi bày tất cả sự thật ra ánh sáng, sự thật đó là: Cố tình ngụy tạo tình huống, đẩy sự việc đi quá xa, căng thẳng cao độ, tạo sự ngộ nhận đối với dư luận xã hội và cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường ĐHHV.

Hiện nay, bà Tạ Thị kiều An, với chức danh “ Hiệu trưởng tạm quyền” 4 tháng liên tục, (vượt quá thời hạn quy định theo QĐ61/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã và đang ráo riết ký kết hợp đồng với các Trường ĐH khác để gửi sinh viên sang “ thi nhờ” tốt nghiệp, trong khi chưa có bất kỳ một quyết định nào của Bộ GDĐT.

Chuyển sinh viên sang trường khác thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp theo kiểu ăn nhờ, ở độ khi chưa có quyết định chính thức của Bộ GDĐT, là một việc làm rất tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng khó lường cho sinh viên khi cấp bảng điểm toàn khóa, chứng nhận kết quả thi, kết quả bảo vệ và cấp bằng tốt nghiệp ! Một phụ huynh của sinh viên, khi tiếp xúc với bà Tạ Thị kiều An đã nói thẳng là: “Con em chúng tôi, học tại trường ĐHHV, đi vào Trường nào, thì phải đi ra từ Trường đó, tức là phải thi tại trường ĐHHV. Đó là trách nhiệm của Trường. Chúng tôi không chấp nhận chuyển con em của chúng tôi sang trường khác thi tốt nghiệp …”

Tại sao bà Tạ Thị kiều An quá hăng hái trong việc chuyển sinh viên sang trường khác thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, trong khi đại đa số cán bộ giảng viên của Trường hoàn toàn phản đối ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xâu chuỗi các sự việc sau:

+ Lúc đầu bà Tạ Thị kiều An đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, và đã ký một số quyết định có liên quan đến thi tốt nghiệp của sinh viên trong tháng 7/2013 với chức danh phó HT thường trực phụ trách đào tạo, nhưng ngay sau đó, do muốn tạo ra tình hình căng thẳng, nhóm ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An đã bàn mưu tính kế và kiên quyết từ chối ký các quyết định có liên quan đến thi tốt nghiệp, đồng thời báo cáo lên UBND TP HCM là Trường không có con dấu ( Báo cáo này là sai sự thật và hoàn toàn bịa đặt như nói ở trên). Khi nhận được báo cáo này, tất nhiên lãnh đạo Thành phố sẽ rất bức xúc ! Như vậy, mưu đồ đen tối của nhóm Đạng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An bước đầu đã có “hiệu quả”

+Tiếp theo, nhóm ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An đề xuất phương án chuyển sinh viên sang các trường khác thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Lãnh đạo Thành phố sẽ dễ dàng chấp nhận phương án này vì cho rằng tình hình của Trường ĐHHV là quá nghiêm trọng.

+ Dựa trên “báo cáo” của nhóm ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An, UBND TP. HCM gửi công văn đề nghị Bộ GDĐT chấp nhận phương án và “quyết định” chuyển sinh viên trường ĐHHV sang trường khác thi tốt nghiệp.

+ Khi Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga có công văn “ đồng ý với đề nghị của UBND TP. HCM…” về việc  chuyển sinh viên của trường ĐHHV sang Trường khác thi tốt nghiệp. Tuy chưa có “quyết định” của Bộ, để bảo đảm yếu tố pháp lý đầy đủ cho việc “chuyển trường”, nhóm ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An đã ngay lập tức triển khai thực hiện.  Họ hy vọng làm như vậy thì mọi sai phạm và sai trái của họ có thể sẽ bị xóa hết dấu vết, bất kể những hệ lụy mà sinh viên phải gánh chịu như thế nào, đồng thời qua vụ việc mà họ có thể tạo “ lòng tin” với cơ quan có thẩm quyền, dễ bề thâu tóm và chi phối Nhà trường.

Có thể nói UBND TP. Hồ Chí Minh và Bộ GDĐT đã bị nhóm ông Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An tấu trình sai sự thật !

Nếu ông Đặng Thành Tâm, bà Tạ Thị kiều An không ngụy tạo tình huống căng thẳng, nếu bà Tạ Thị kiều An thực hiên đúng nhiệm vụ của mình, ký và chuyển hồ sơ văn bản đến đúng địa chỉ Phòng Hành chính tổng hợp do ông Ngô Đình Linh làm trưởng phòng để đóng dấu, thì Trường ĐHHV đã thực hiện chương trình tốt nghiệp cho sinh viên vào cuối tháng 7/2013.

Kiến nghị biện pháp để giải quyết bất ổn

Với những sai phạm về quy trình thủ tục, sai phạm trong việc đánh già tài sản tài chính của các bên trong quá trình chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình ĐH tư thục tại trường ĐHHV.

Với những “báo cáo” sai sự thật về tình hình con dấu, tình hình và khả năng tổ chức thi tốt của Trường của nhóm Đặng Thành Tâm và bà Tạ Thị kiều An, tạo sự ngộ nhận của cấp trên về tình hình bất ổn của Trường.

Kính đề nghị UBND TP. HCM kết hợp với Bộ GDĐT cho áp dụng biện pháp sau:

Không công nhận và giải tán HĐQT khóa IV của trường ĐHHV vì HĐQT này được bầu chưa đúng quy định, dựa trên sự gian lận tài chính.

2.Công nhận kết quả và các Nghị quyết đại hội ĐCĐ bất thường ngày 26/6/2013 của trường ĐHHV, vì đại hội này đã được thực hiện đúng văn bản pháp lý hiện hành, có căn cứ xác đáng.
Nếu nhà đầu tư không đồng ý, họ có thể khởi kiện. Chỉ có Tòa án mới có quyền phán quyết về tranh chấp này

3.Giải tán ngay“bộ máy”do ông Đặng Thành Tâm mới tạo ra tại trường vì không đúng thẩm quyền, vi phạm pháp luật.

4.Giao cho HĐQT gồm 5 thành viên còn lại, nhanh chóng tổ chức Đại hội đồng cổ đông để bầu ra HĐQT, và Ban kiểm soát mới, trên cơ sở tính đúng, tính đủ tỷ lệ vốn cổ phần của Trường và của các cổ đông; đúng cơ cấu đã được quy định theo điều 17 Luật giáo dục đại học. Báo cáo kết quả lên cơ quan có thẩm quyền chậm nhất ngày 31/01/2014.

5. Đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra, xác minh làm rõ vấn đề “con dấu bị chiếm đoạt”để xác định rõ những cá nhân nào đã tung tin bịa đặt lừa dối cấp trên, tạo hình ảnh xấu cho Trường ĐHHV, gây náo loạn dư luận xã hội và biện pháp xử lý

6. Thanh tra Bộ GDĐT kết hợp Thanh tra Thành phố xác minh làm rõ nguyên nhân gây cản trở sinh viên năm cuối thi tốt nghiệp và hậu quả của nó. Xác định mức độ thiệt hại đối với Trường, đối với sinh viên và gia đình để quy trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong vụ việc này

Nhà trường đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, kêu cứu lên UBND TP. HCM và Bộ GDĐT, nhưng không thấy cấp trên trả lời hay có ý kiến gì, khiến tình hình ở trường ĐHHV càng thêm phức tạp.

Bằng ý thức và đạo đức của một người cống hiến lâu năm trong ngành giáo dục đào tạo, với tinh thần xây dựng, tôi xin khẩn thiết kính đề nghị  đồng chí với tư cách là Phó Thủ tướng Chính phủ, theo dõi chỉ đạo khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo, quan tâm xem xét đơn này, để chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý, thiết lập sự ổn định và tạo điều kiện cho Trường ĐHHV phát triển !
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo