Thị trường
20/06/2020 11:53

Hết “một mình một chợ”, thanh long Việt Nam cần cạnh tranh “sòng phẳng” tại Trung Quốc

Yếu tố mới dự báo sẽ làm thay đổi ưu thế của thanh long Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của thanh long Việt Nam với gần 80% thị phần. Nhưng, với việc Cơ quan Hải quan Trung Quốc vừa cấp phép cho thanh long tươi của Indonesia nhập khẩu vào thị trường này sẽ khiến cho trái thanh long Việt Nam không còn ưu thế “một mình một chợ” nữa.

Trước đây, thanh long tươi cung cấp cho thị trường Trung Quốc chủ yếu đến từ nội địa do Trung Quốc tự trồng và nnhập khẩu từ Việt Nam, nhưng từ nay có thêm nguồn cung thứ 3 là từ Indonesia.

Hết “một mình một chợ”, thanh long Việt Nam cần cạnh tranh “sòng phẳng” tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhiều điểm mới đáng quan tâm

Theo Hải quan Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu quả thanh long tươi là 523,3 nghìn tấn, với tổng kim ngạch là 381,1 triệu USD, trong đó đa số là nhập khẩu từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm tới 99% (một lượng nhỏ nhập khẩu từ Đài Loan).

Theo các chuyên gia, do người dân Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng thanh long, nên trong vài năm gần đây diện tích trồng thanh long nội địa của Trung Quốc đã tăng hơn 10 lần, và trồng tập trung tại tỉnh Quảng Tây. Đây cũng là tỉnh có sản lượng thanh long cao nhất của Trung Quốc, diện tích trồng thanh long và sản lượng dự kiến đạt lần lượt 20.000 ha và 500.000 tấn trong năm 2020.

Thanh long của Trung Quốc chủ yếu là thanh long ruột đỏ và cung cấp chủ yếu tập trung trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.

Theo Produce Report, ngoài việc nhập khẩu thanh long từ Việt Nam thì vào ngày 23/5/2020, Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo một số loại thanh long tươi từ Indonesia được phép nhập khẩu vào Trung Quốc do đáp ứng các yêu cầu vệ sinh kiểm dịch tăng cường. Các loại trái cây được phê duyệt lần này là thanh long ruột tím, thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng.

Theo thông báo, việc phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thanh long tới Trung Quốc phải được kiểm tra bởi Cơ quan Kiểm dịch Thực phẩm Indonesia hoặc các cá nhân được tổ chức này ủy quyền.

Mặc dù thanh long không phải là loại trái cây bản địa của Indonesia, nhưng diện tích trồng thanh long tại nước này từ năm 2000 đến nay đang ngày càng tăng. Sản xuất thanh long hiện bao phủ gần như toàn bộ các vùng trên cả nước, trong đó Jember, Pasuruan, Malang, Lumajang và Banyuwangi tại East Java là các vùng sản xuất chính.

Phần lớn thanh long của Indonesia được tiêu dùng nội địa và phần còn lại được xuất khẩu. Những người trồng thanh long Indonesia có thể cung cấp cho thị trường gần như quanh năm, với thanh long ruột đỏ là loại được trồng phổ biến nhất và được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng.

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, bên cạnh Indonesia thì việc Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một số sản phẩm nông nghiệp như: xoài, nhãn, thanh long, dừa, ớt và yến sào trong lúc nước này đang bị dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là điều đáng để các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm.

Song hiện nay mới chỉ có trái chuối của Campuchia được Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu. Năm 2019, Campuchia đã xuất khẩu 157.800 tấn chuối sang Trung Quốc, chiếm 99% lượng xuất khẩu chuối của cả nước và tăng 647% so với năm 2018. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia dự báo thanh long và xoài có thể nhận được sự chấp thuận nhập khẩu của Trung Quốc sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt.

Cần chính ngạch và cạnh tranh “sòng phẳng”

Việt Nam với diện tích khoảng 49.000 hecta, được cho là đứng đầu khu vực châu Á với sản lượng hơn 1 triệu tấn trái với kim ngạch trên dưới 1 tỷ USD/năm, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu trái cây tươi của cả nước.

Thị trường nội địa hiện chỉ tiêu thụ khoảng trên dưới 15% sản lượng thanh long, còn lại khoảng 85% sản lượng được xuất khẩu và thanh long Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 81,2% sản lượng nhưng có trên 70% là xuất khẩu tiểu ngạch còn lại 10% xuất khẩu chính ngạch.

Từ năm 2019, Trung Quốc siết chặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ưu tiên nhập khẩu chính ngạch, như vậy sẽ khiến thanh long Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thanh long Indonesia.

Theo nhóm chuyên gia tư vấn gồm TS. Nguyễn Bảo Thoa (Trưởng nhóm), TS. Nguyễn Hồng Minh và Th.s Nguyễn Thị Minh Thúy, xuất khẩu chính ngạch có giá trị gia tăng cao, ít gặp rủi ro trong quan hệ thương mại, nhưng do thương nhân Trung Quốc phải chịu chi phí cho nhập chính ngạch (thuế VAT, phí kiểm soát kỹ thuật khác) cao hơn so với chi phí nhập khẩu tiểu ngạch (không thuế VAT, không chịu phí kiểm soát kỹ thuật khác) nên đối tác thường chọn nhập tiểu ngạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu tiểu ngạch có đặc điểm cơ bản là chất lượng sản phẩm không cao, giá bán thấp, quan hệ thương mại lỏng lẻo và chứa đựng nhiều rủi ro.

Để không bị lép vế trước thanh long Indonesia tại thị trường Trung Quốc theo chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Mặt hàng thanh long xuất khẩu chính ngạch sẽ được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm... bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan, như vậy sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và có lợi thế cạnh tranh “sòng phẳng” với thanh long Indonesia tại thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, xuất khẩu chính ngạch giúp doanh nghiệp giảm rủi ro, nâng cao năng lực và vị thế, xây dựng quan hệ đối tác bền vững với khách hàng Trung Quốc và được hưởng thuế ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.

Theo Quang Trí (Bizlive)

Viết bình luận

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Nhịp sống 10:00

Là đạo diễn sân khấu cho nhiều sự kiện hoành tráng, sôi động nhưng Đức Đỗ tự nhận mình là người sống lowkey (lối sống giản dị, trầm tĩnh). Những chương trình do anh đạo diễn không đơn thuần làm mãn nhãn người xem mà còn luôn ẩn chứa thông điệp sâu sắc.

MSB công bố kết quả kinh doanh Quý 1

MSB công bố kết quả kinh doanh Quý 1

Ngân hàng 09:09

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 ghi nhận sự củng cố ở một số chỉ tiêu nền tảng. Lợi nhuận trước thuế đạt 22,5% kế hoạch năm.

Thẻ tín dụng VIB Family Link sẽ giảm phí, tăng hoàn điểm thế nào từ ngày 27-4?

Thẻ tín dụng VIB Family Link sẽ giảm phí, tăng hoàn điểm thế nào từ ngày 27-4?

Ngân hàng 09:09

Giảm 50% phí thường niên, thay tính năng thưởng Smile thành tích điểm để hoàn tiền đến 10%, tặng kèm gói bảo hiểm cho chủ thẻ, hỗ trợ chi phí giáo dục cho con... là những thay đổi nổi bật dành cho chủ thẻ VIB Family Link kể từ ngày 27-4.

Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Doanh nghiệp 09:09

Amway - thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp - tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp trên bảng xếp hạng Direct Selling News (DSN), đánh dấu cột mốc kỷ lục 12 năm thương hiệu chiếm lĩnh đỉnh cao này.

Đồng hành cùng con chinh phục sức bền

Đồng hành cùng con chinh phục sức bền

Nhịp sống 09:00

Sức bền là yếu tố tiên quyết giúp trẻ có thể tham gia trọn vẹn các hoạt động trong ngày.

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục

Doanh nghiệp 08:03

EVN cho biết trong tháng 3 và cả quý I/2024, EVN đã bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Thêm nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động

Thêm nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động

Nhịp sống 08:02

Ngày 26-4, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận tổ chức “Sàn giao dịch việc làm dành cho người lao động (NLĐ), quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quận Bình Tân năm 2024”.