Thị trường
02/03/2018 11:01

Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá

Sau Tết Nguyên đán nhiều nông dân ở Nghệ An, Quảng Nam đã phải khóc ròng vì giá rau quá rẻ, không có người mua. Nhiều hộ dân phải nhổ rau cho súc vật ăn, gia cầm ăn hoặc bán tháo bán chạy nhưng vẫn thua lỗ.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 1.

Rau bị hư hỏng người dân không thèm thu hoạch (Ảnh: V.H)

Nghệ An: Rau bỏ không cả ruộng, cho gia cầm, súc vật ăn

Sau Tết, những cánh đồng chuyên canh cây rau tại các địa phương: Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyễn ... rơi vào tình cảnh vắng lặng, nhiều ruộng rau bỏ quên, cỏ mọc um tùm. Chỉ có một vài người nhổ bắp cải về cho lợn ăn.

Bà Nguyễn Thị Minh, ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu buồn bã cho biết: Gia đình bà trồng hơn 2 sào bắp cải đang phát triển tốt, nhưng sau Tết giá rau quá bèo nên vườn rau của bà dường như thất thu.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 2.

Diện tích rau su hào cũng hư hỏng (Ảnh: V.H)

“Năm nay người dân cũng như thương lái không mấy mặn mà đến thu mua hoặc giá thu mua quá thấp. Bao nhiêu công sức, chi phí chăm sóc nhưng rơi vào cảnh trắng tay vì rau xanh rớt giá thê thảm. Năm nay các loại rau đều thu mua thấp hơn nhiều so với các năm trước. Gia đình tôi với 2 sào cải bắp đang chuẩn bị thu hoạch nếu bán với giá 1.000 đồng/kg gia đình thất thu cả chục triệu đồng”, bà Minh cho biết.

Được biết, vụ rau sau Tết tại xã Quỳnh Lương có 215 ha rau màu với những loại chủ lực như: su hào, cải bắp, súp lơ, cải thảo, xà lách...

Người dân trồng rau nơi đây cho biết, do rau rớt giá thê thảm nên không muốn thu hoạch vì không có lãi. Bình quân mỗi sào rau, bà con lỗ từ 1 - 2 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bính không mấy vui vẻ cho biết: “Vụ rau này, gia đình tôi thất thu khoảng 7 triệu đồng với 4 sào rau”.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 3.

Rau su hào người dân chặt vứt bỏ ở ruộng (Ảnh: V.H)

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 4.

Rau cải đã quá lứa, ngả màu vàng nhưng giá bán rẻ nên nông dân chần chừ thu hoạch (Ảnh: V.H)

Cũng theo người dân, thì giá rau hiện nay ở vùng vựa rau Quỳnh Lương một số loại như: su hào 1.000 đồng/kg, hành hoa 3.000 - 4.000 đồng/kg, cải bắp, rau cải các loại 1.000 đồng/kg... thậm chí không ai mua và phải nhổ bỏ lên bờ.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tuệ - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương cho biết, từ 10 ngày nay, thị trường tiêu thụ rau màu ở địa phương giảm nhiều so với các năm, nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi nên các địa phương khác trồng được rau, do đó lượng tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 5.

Cải bắp giá chỉ 1.000 đồng/kg.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 6.

Cho nên người trồng rau cũng không mấy mặn mà (Ảnh: V.H)

“Nói rau giảm giá cũng đúng thôi, những năm trước thì có cao hơn, năm nay thấp hơn chút nhưng cũng tạm được. Có một số loại rau trước Tết giá cũng cao, song sau Tết có thấp hơn 1-2 ngàn đồng; cá biệt như cải bắp thì đúng có 1000 đồng/kg thôi. Ở địa phương chúng tôi là vựa rau của tỉnh, thông thường mỗi ngày người dân xã Quỳnh Lương cung ứng ra thị trường từ 30 - 40 tấn rau thì những ngày sau Tết chỉ đạt 15 - 20 tấn”, ông Tuệ cho biết.

Cùng chung tình cảnh này, tại nhiều cánh đồng rau nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Yên Thành đang trong tình trạng ế ẩm, bà con bỏ mặc cả ruộng rau, không muốn thu hoạch, nhiều đám rau bắp cải nứt bung trên ruộng. Rau xanh quá rẻ, nhiều hộ chăn nuôi mua cải bắp về thái cho lợn, gà, ngan... ăn.

Quảng Nam: Một kg khổ qua, đậu cove không bằng ly trà đá

Cũng như ở Nghệ An, giá nông sản rớt mạnh khiến người dân vùng chuyên canh rau Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc, Quảng Nam) rơi vào tình cảnh khốn đốn, khó khăn.

Đang làm cỏ cho ruộng đậu cô-ve giống của gia đình, bà Nguyễn Thị Chín (trú xã Đại An, Đại Lộc) buồn rầu cho biết: “Trước Tết nông sản có giá khá cao, khổ qua từ 35 -70 ngàn đồng/kg, đậu cô-ve giá 20-30 ngàn đồng/kg, xà lách 30 ngàn đồng/kg… Nhưng kể từ sau Tết, các loại nông sản rớt giá mạnh, dưa leo chỉ còn 500 đồng - 1 ngàn đồng/kg, đậu cô-ve giá 2-3 ngàn/kg, khổ qua 2-3 ngàn/kg… khiến nông dân chúng tôi lao đao. Chưa kể các thương lái còn chê lên chê xuống, dưa leo hái xong thì họ bảo trái to quá không lấy, thế là đành vứt bờ”.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 7.

Nông sản rớt giá thê thảm khiến nông dân lao đao, điêu đứng. Cụ thể dưa leo chỉ còn 1.000 -2.000 đồng/kg, khổ qua 3.000 - 4.000 đồng/kg…

Bà Chín chia sẻ thêm, mỗi sào trồng rau màu, gia đình bà lỗ khoảng 2 triệu đồng, chưa kể công chăm bón tưới tiêu. Mới trúng vụ rau Tết bán chưa được bao nhiêu thì nông sản rớt giá thê thảm, thời tiết năm nay mưa lạnh kéo dài nên trái trồng ra cũng không cho sản lượng nhiều. Hiện mấy loại cây khác gia đình bà phá rồi giờ cũng chưa biết trồng gì, còn một sào đậu cô-ve này là đậu giống của công ty phân cho trồng nên còn giữ lại.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 8.

Trước Tết nông sản giá khá cao nhưng người dân chưa thu hoạch được bao nhiêu thì chỉ vài ngày sau Tết, nông sản đột nhiên rớt giá thảm

Phần giá cả bị giảm sâu, phần bị tiểu thương ép giá khiến nông dân gặp khó. Có mặt tại vùng rau Bàu Tròn (Đại An), chúng tôi không khỏi xót xa khi tận mắt chứng kiến nông dân phải tự tay phá bỏ thành quả của mình sau thời gian nhọc nhằn vì lũ lụt.

Bà Lê Thị Mười (trú xã Đại An, Đại Lộc) đang thu hoạch ruộng xà lách của gia đình chia sẻ: Xà lách này của gia đình bà không phun thuốc nên sâu rầy rất nhiều, năm nay do thời tiết thất thường nên sâu bệnh phát triển nhanh. Giá rau xà lách hiện chỉ còn 3-4 ngàn đồng/kg, rau cải 1 ngàn đồng/kg, khổ qua 3-4 ngàn đồng/kg, dưa leo 1 ngàn đồng/kg… thế mà thương lái họ vẫn chê, ép giá. Hái bán thì giá quá thấp, mà để đó thì rau quả ngày càng già. Nhiều người đành phải phá bỏ ruộng rau của gia đình để cải tạo đất đợi vụ sau.

“Nhiều lúc thu hái xong chẳng có thương lái thu mua, để 2-3 ngày rau củ hư cả nên phải vứt bỏ. Dưa leo, đậu thì bò còn ăn chứ khổ qua thì phải vứt bỏ. Trước Tết thương lái còn đến năn nỉ chúng tôi hái, bao nhiêu cũng thu mua hết nhưng chỉ qua vài ngày sau Tết thì đến lượt mình năn nỉ lại họ cũng chẳng thèm ngó ngàng. Tôi đang chăm sóc ruộng ớt, nghe nói sẽ có người mua xuất khẩu mà nếu không mua thì phơi khô bán cách khác, chứ nông sản thì đành chịu thua”- bà Mười rầu rĩ chia sẻ.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 9.

Nhiều ruộng dưa leo giá quá thấp chẳng ai buồn thu hái, trái rụng đầy gốc

Cũng như bao hộ trồng rau màu ở vùng chuyên canh, ông Ngô Văn Bốn trông chờ tất cả vào lứa rau củ quả Tết nhưng năm nay, ông chỉ thu hoạch được 1/3 sản lượng thì gặp đợt mất giá nặng.

“Có người phá bỏ hoặc hái đóng bao đem về cho bò ăn. Có người đã thu hái xong gọi mãi tiểu thương không tới lấy, chỉ biết đổ bỏ ngay tại ruộng” – ông Bốn nói.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 10.

Trước giá đậu xuống thấp người dân không buồn chăm bón, giờ giá nhỉnh được chút thì đậu đã già

Ông Lê Trọng Quốc (Giám đốc HTX rau Bàu Tròn, xã Đại An, Đại Lộc) cho biết: “Trước Tết tình hình giá nông sản rất khả quan, người dân thu hái tới đâu bán được tới đó. Nhưng chỉ vài ngày sau Tết, giá nông sản rớt thê thảm, thậm chí người dân phải vứt ruộng hoặc cho bò ăn. Hiện giá nhích lên chút xíu nhưng không bao nhiêu chỉ 500 - 1.000 đồng/kg, chỉ có đậu cô-ve coi như được chút là 7.000 đồng/kg. Lý do là nông sản từ khắp nơi đổ về quá nhiều, cung lớn hơn cầu mới đẩy giá xuống thấp như vậy. Năm ngoái giá vẫn duy trì đều, cao nhưng năm nay giá đột ngột rớt mạnh người dân trở tay không kịp”.

 Nông sản rớt giá thê thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà đá - Ảnh 11.

Khổ qua được người dân thu hái nhưng chưa biết có thương lái thu mua hay không

Không chỉ riêng tại làng rau Bàu Tròn, các nơi trồng rau khác trên địa bàn huyện Đại Lộc cũng đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm, nhiều người đành nhổ về cho bò ăn…

Tình hình tiêu thụ nông sản tại các chợ cũng chẳng mấy khả quan. Các mặt hàng khổ qua, dưa leo, đậu tây, rau xà lách, ngò, cải xanh… bán tại chợ cũng hết sức ế ẩm. Nhiều tiểu thương tranh thủ xả hàng với giá 2.000 - 3.000 đồng/kg cho mỗi kg dưa, đậu tây, cải xà lách...

Năm trước nông sản trước, trong cũng như sau tết giá rất cao nhưng lại không có để bán. Năm nay nguồn cung dồi dào lại chẳng có giá, sức mua sau tết cũng rất kém” - một tiểu thương chợ Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết.


Nguyễn Duy - N.Linh (Dân Trí)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.