Thị trường
21/10/2018 16:03

Shark Tank hay “Bank Tank”?

Bỏ tiền đầu tư để sở hữu phần trăm cổ phần, có trách nhiệm với doanh nghiệp, hay biến thành những “Bank Tank” (ngân hàng cá mập) cung nguồn vốn kèm lãi suất?

Shark Tank (ST) là một chương trình truyền hình thực tế khá nổi tiếng ở Nhật Bản và Phương Tây, barem chương trình khá đơn giản, doanh nhân khởi nghiệp sẽ đàm phán trên sóng truyền hình với các nhà đầu tư (gọi là Shark - cá mập) để gọi vốn.

ST được du nhập vào Việt Nam chưa lâu, đó là sân chơi có ý nghĩa với những người khởi nghiệp, xa và rộng hơn có tác dụng hỗ trợ những “mầm xanh” doanh nghiệp không chỉ về nguồn vốn, mà còn kinh nghiệm quản lý, vận hành.

Shark Tank hay “Bank Tank”? - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Thùy Trang, sáng lập thương hiệu thời trang nữ mặc nhà Emwear đã gọi vốn thành công 2 tỷ đồng từ Shark Tank Việt Nam.

ST Việt Nam là một chương trình không đơn giản về câu chữ, trước hết về mặt kiến thức kinh doanh, không phải ai cũng đủ trình để “tiêu hóa” được màn đối đáp gay cấn giữa nhà đầu tư và người chơi. Ban tổ chức có khi xử lý hậu trường khiến cho màn hỏi đáp “tăng tốc” toát mồ hôi khán giả.

Điều làm khán giả bối rối nhất là rất phổ biến những câu thoại “Anh - Việt trộn lẫn”, không biết đó có phải là kỹ năng cần thiết khi đàm phán với đối tác hay là một thứ “model” của những người làm kinh doanh(?).

Ví dụ câu: “…shark chỉ có 1 khoảng thời gian cực ngắn để định giá lại giá trị công ty và đưa ra offer chính xác. Đặc biệt việc này còn rút ngắn khoảng thời gian DD” (Due Diligence-thẩm định; offer - đưa ra sự hỗ trợ, Pv). ST Việt Nam “làm khó” khán giả từ những câu thoại như vậy.

Nhưng cái được quan tâm nhất là các nhà đầu tư có thái độ như thế nào với những người khởi nghiệp. Đó thật sự là hỗ trợ khởi nghiệp bằng việc đổi chác sòng phẳng - bỏ một số tiền để sở hữu phần trăm cổ phần, trách nhiệm với doanh nghiệp, hay họ biến thành những “Bank Tank” - “ngân hàng cá mập” cung nguồn vốn kèm lãi suất?

Hình thức cho vay kèm lãi được gọi dưới thuật ngữ “trái phiếu chuyển đổi”, tức là một khoản vay có lãi suất đi kèm. Sau một thời gian, nhà đầu tư có quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu tương đương với số cổ phần nhất định, hoặc thu về khoản nợ ban đầu (gồm cả gốc và lãi).

Một thương hiệu kinh doanh Yến Sào được rót 10 tỷ đồng, kèm lãi suất 18%/năm, nếu startup suôn sẻ, thì hai bên tiếp tục đàm phán để “cổ phần hóa” nguồn vốn, nhưng nếu thất bại, bên nhận vốn sẽ phải thế chấp tài sản. Tức là trong mọi trường hợp nhà đầu tư luôn có lợi.

Đúng như thuật ngữ “Bank Tank” mà một nhà đầu tư nói chơi! Lãi suất 18%/năm, có thể được gọi bằng thuật ngữ quen thuộc - “lãi cắt cổ” vì nó cao hơn bất cứ lãi suất cho vay ngân hàng hiện tại.

Đầu tư dưới dạng cho vay “trái phiếu chuyển đổi” thực ra không giúp nhiều cho cộng đồng khởi nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Với số vốn tương tự, có tài sản thế chấp, người vay không phải mất thời gian đăng ký, được xét duyệt trước khi lên truyền hình, móc hết ruột gan mà vẫn có thể dễ dàng tìm đến các ngân hàng thương mại.

Các startup nhận được đầu tư bằng hình thức “trái phiếu chuyển đổi” vẫn phải đơn độc xoay xở tìm cách tồn tại và phát triển hy vọng có thể trả khoản vay bằng cổ phần doanh nghiệp? Trong khi đó, nhà đầu tư có thể chẳng cần làm gì vẫn được lợi!

Nếu thành công, nhà đầu tư còn có thể sở hữu cổ phần “thơm”. Và đương nhiên đây là những khoản đầu tư không thể an toàn hơn.

Các startup có thể không đủ điều kiện vay khoản lớn tại ngân hàng nên chấp nhận “cày cuốc” để được rót tiền.

Trên thực tế, với toan tính của mình, các nhà đầu tư không dễ lao vào sống chết với các doanh nghiệp mới có tên…khai sinh. Nếu như vậy, liệu chương trình này có thật sự bổ ích nếu đồng tiền tiếp tục được đầu tư theo cách “an toàn” nhất, hay chỉ là nơi “đánh bóng” các tên tuổi?

Nếu đầu tư theo hình thức “trái phiếu chuyển đổi” thì không cần đến các nhà đầu tư được mỹ miều hóa bằng tiếng Anh, mà bất cứ ai, dù không có kiến thức kinh doanh, miễn có tiền vẫn đầu tư được. Thậm chí có thể "lách luật" để huy động vốn, sau đó cho các startup vay lại vẫn có thể hái ra chênh lệch lãi suất.

Theo Trương Khắc Trà (Diễn đàn Doanh nghiệp)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.