xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2.000 tỉ USD cho hòa bình bán đảo Triều Tiên

ĐỖ QUYÊN

Ngay cả trong kịch bản rất tích cực, tiềm năng thúc đẩy kinh tế châu Á trong ngắn hạn và trung hạn từ tự do hóa kinh tế Triều Tiên là không nhiều

Duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có thể tốn khoảng 2.000 tỉ USD trong vòng 10 năm. Đó là ước tính của các chuyên gia Stephen Jen và Joana Freire tại Công ty Eurizon SLJ Capital Ltd., trụ sở ở thủ đô London - Anh.

Cần đứng vững về kinh tế

Ước tính này tập trung vào những nguồn lực cần thiết để bảo đảm một Triều Tiên phi hạt nhân hóa đứng vững được về kinh tế. Hai chuyên gia đã tham khảo trường hợp hợp nhất giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1990, ước tính tốn hơn 1.200 tỉ euro (tương đương 1.700 tỉ euro theo giá trị hiện tại, tức 2.000 tỉ USD).

Về dân số, quy mô tương đối của Triều Tiên so với Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với tỉ lệ Đông Đức - Tây Đức. Triều Tiên cũng kém phát triển hơn nhiều so với Đông Đức - vốn có một nền công nghiệp rất tốt. "Với mối đe dọa của kho vũ khí hạt nhân trong tay, ông Kim Jong-un đang ở vị thế có thể yêu cầu cam kết tài chính lớn từ phần còn lại của thế giới để bảo đảm phi hạt nhân hóa hoàn toàn" - hai chuyên gia Jen và Freire nói với trang Bloomberg.

Theo các chuyên gia này, một lựa chọn khả dĩ là chia đều "hóa đơn" cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (lần lượt tương đương 1,7%, 1,6%, 7,3% và 18,3% GDP mỗi nước trong thập niên tới).

Phân tích trên dựa vào giả định Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất. Khi đó, những rủi ro địa chính trị không còn nhiều như trước có thể tác động tiêu cực đến những tài sản trú ẩn an toàn, như trái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu chính phủ Nhật Bản và đồng yen, trong lúc chứng khoán Hàn Quốc hưởng lợi.

Diễn biến này cũng sẽ dỡ bỏ một rào cản đối với kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên còn có thể góp phần khiến lạm phát Mỹ tăng và lãi suất tại nước này cao hơn, hỗ trợ cho đồng USD, theo các nhà phân tích.

"Một Triều Tiên phi hạt nhân hóa nhưng không có điều kiện phát triển kinh tế bền vững thì cũng không cho phép một nền hòa bình lâu dài. Chúng tôi giả định rằng phi hạt nhân hóa, nếu xảy ra, sẽ đi kèm với cái giá để Triều Tiên được bảo đảm về mặt kinh tế" - Jen và Freire kết luận.

2.000 tỉ USD cho hòa bình bán đảo Triều Tiên - Ảnh 1.

Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa Xuân Bình Nhưỡng lần thứ 21 tại Nhà triển lãm Ba Cách mạng ở thủ đô của Triều Tiên Ảnh: KCNA

Lạc quan sớm

Trong khi đó, nghiên cứu từ ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) cho rằng các nhà phân tích đang đánh giá quá cao việc Triều Tiên mở cửa. Chuyên gia kinh tế cấp cao Li Zeng của UBS lập luận rằng ngay cả trong kịch bản rất tích cực, tiềm năng thúc đẩy kinh tế châu Á trong ngắn hạn và trung hạn từ tự do hóa kinh tế Triều Tiên là không nhiều. Lý do là nền kinh tế nước này tương đối nhỏ và không có sẵn bộ khung cho sự mở rộng nhanh chóng.

Theo trang Business Insider, đang nổi lên nhiều tranh luận về việc điều gì có thể xảy ra với nền kinh tế khép kín đã lâu của Triều Tiên nếu sự tăng cường hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên được nói đến trong các cuộc hội đàm gần đây thành hiện thực. Nhiều người xem Bình Nhưỡng là một nguồn lực chưa được khai thác cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, ông Li Zeng chỉ ra nhiều yếu tố cho thấy nói về điều đó lúc này là quá sớm.

Nhiều dữ liệu kinh tế của Triều Tiên chỉ ra nhiệm vụ cực kỳ khó khăn mà nước này phải đối mặt một khi tự do hóa nền kinh tế. Điều này càng thể hiện rõ khi đối chiếu dữ liệu kinh tế của Triều Tiên và Hàn Quốc. GDP của Triều Tiên năm 2017 là 16,3 tỉ USD, kém xa con số 1.400 tỉ USD của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, GDP trên đầu người của Triều Tiên trong năm này là 648 USD, so với Hàn Quốc là 27.397 USD.

Nhân lực trong các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của Triều Tiên lần lượt ở mức 58,9% - 19,3% - 21,8% so với Hàn Quốc tương ứng ở mức 5% - 24,7% - 70,3%. Về giáo dục, tỉ lệ tuyển sinh trung học tại Triều Tiên và Hàn Quốc không có nhiều cách biệt, lần lượt đạt 93,4% và 98,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ tuyển sinh sau trung học của hai nước hết sức chênh lệch, trong khi phía Triều Tiên chỉ đạt mức 27,9% thì con số này của Hàn Quốc là 93,4%.

Li Zeng tin rằng những thống kê nói trên cho thấy Triều Tiên đơn thuần chỉ là một nền kinh tế nhỏ, chủ yếu dựa vào nông nghiệp với trình độ học vấn trung bình đang bị Hàn Quốc bỏ xa. Họ chưa sẵn sàng cho thương mại quốc tế quy mô lớn.

"Với quy mô nhỏ của nền kinh tế Triều Tiên hiện tại - GDP năm 2017 của nước này chỉ tương đương 1,2% GDP Hàn Quốc, thậm chí trong một kịch bản cực kỳ tích cực, tác động của tăng trưởng kinh tế Bình Nhưỡng lên các nước khác trong khu vực sẽ tương đối hạn chế trong ngắn hạn và trung hạn" - ông Zeng dự báo. Dù vậy, vẫn có thông tin tích cực cho Triều Tiên.

Theo ông Zeng, Hàn Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức nhân khẩu học, trong lúc Triều Tiên hiện có một dân số được giáo dục tương đối tốt và tiềm năng của họ có thể vẫn chưa được khai thác đầy đủ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo