xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

30 năm nỗi đau Chernobyl

Lục San

Đã 30 năm trôi qua kể từ khi tổ máy thứ tư của Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, thành phố ở miền Bắc Ukraine và giáp Belarus, bị nổ (ngày 26-4-1986), dẫn đến một loạt vụ nổ tiếp sau đó và hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân.

Đây là thảm họa hạt nhân nặng nề nhất lịch sử nhân loại với lượng phóng xạ phát ra lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử được ném xuống TP Hiroshima - Nhật Bản năm 1945. TP Pripyat một thời nhộn nhịp trở thành đô thị ma cho đến ngày hôm nay.

Trẻ em thường xuyên sống trong khu vực bị nhiễm phóng xạ sau vụ Chernobyl tập vật lý trị liệu tại trung tâm phục hồi ở ngoại ô Minsk - Belarus Ảnh: REUTERS
Trẻ em thường xuyên sống trong khu vực bị nhiễm phóng xạ sau vụ Chernobyl tập vật lý trị liệu tại trung tâm phục hồi ở ngoại ô Minsk - Belarus Ảnh: REUTERS

Theo trang Sputnik, 31 người tử vong ngay sau đó và 600.000 người tham gia xử lý tai nạn bị nhiễm phóng xạ mức độ cao. Khoảng 8,4 triệu công dân Belarus, Nga và Ukraine bị phơi nhiễm. Tổng diện tích bị nhiễm xạ tại 12 tỉnh ở Ukraine lên đến 50.000 km2, trong khi 46.500 km2 lãnh thổ Belarus (23% tổng diện tích) và 0,34% lãnh thổ Nga (14 khu vực với gần 3 triệu dân) chịu cảnh tương tự. Tạp chí Forbes nhấn mạnh vùng đất bị ô nhiễm phóng xạ do thảm họa trên với 5 triệu người sinh sống, lớn hơn diện tích nước Ba Lan.

Theo hãng tin Newsru, Belarus gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất do thảm họa hạt nhân Chernobyl khi có đến gần 500 điểm dân cư biến mất khỏi bản đồ nước này. 30 năm sau thảm họa, kênh Mir24 đưa tin mức độ nhiễm xạ ở 2.000 ngôi làng, thành phố ở Belarus vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, một số khu vực vẫn bị cấm lui tới.

Thế nhưng, theo điều tra gần đây của hãng tin AP, cách không xa một khu vực bị cấm như trên có một nông trại sản xuất sữa với mức độ đồng vị phóng xạ cao hơn 10 lần tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Belarus. Hơn nữa, nông trại này còn cung cấp 2 tấn sữa mỗi ngày cho nhà máy Milkavita, nơi xuất khẩu sản phẩm phô mai sang Nga.

Ông Sergei Chizhik, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Belarus, đánh giá công cuộc giải quyết hậu quả thảm họa Chernobyl là một trong những nhiệm vụ tốn kém nhất trong toàn bộ lịch sử nước này - mỗi năm phải chi 10% GDP cho công tác trên. Theo số liệu không chính thức, từ năm 1990, Belarus đã chi 22 tỉ USD để hỗ trợ các nạn nhân của thảm họa và phục hồi các vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng.

Điều đáng ngại là “nấm mộ” phủ lên lò phản ứng được xây dựng năm 1986 đã hết hạn sử dụng, đồng thời trên đó đang xuất hiện những vết nứt. Ngoài ra, vẫn còn nguyên 200 tấn nguyên liệu phóng xạ giống như trước đây. Chi phí xây dựng một mái vòm mới vào khoảng 1,5 tỉ euro.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo