xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ẩn ý của Trung Quốc đằng sau hội nghị Mekong

P.Nghĩa (Theo SCMP, Tân Hoa Xã)

(NLĐO) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lan Thương-Mekong, LMC) ở TP Tam Á, tỉnh Hải Nam ngày 23-3.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các nước thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), gồm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các vấn đề thảo luận trong hội nghị sẽ bao gồm thương mại, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, hợp tác về tài nguyên nước cũng là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và các nước sông Mekong khác.

Trung Quốc gọi khúc sông Mekong chảy qua lãnh thổ mình là Lan Thương. Các con đập và các dự án thủy điện do Bắc Kinh xây dựng trên đoạn thượng nguồn gây tác động không nhỏ đến nguồn nước và môi trường nên bị một số nước trong MRC phản đối.

Ông Zhang Mingliang, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, nhận định: “Việc Trung Quốc xây dựng đập và hồ chứa ở thượng nguồn là yếu tố tác động tiêu cực đến quan hệ với các nước ở hạ nguồn. Khiếu nại và phản đối cũng bắt nguồn từ những hành động này”.

 

Đại diện các nước tham dự LMC chụp ảnh tại TP Tam Á hôm 22-3. Ảnh: News.cn
Đại diện các nước tham dự LMC chụp ảnh tại TP Tam Á hôm 22-3. Ảnh: News.cn

 

Thủ tướng Lý Khắc Cường lần đầu tiên đề cập tới hội nghị thượng đỉnh sông Mekong tại một cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2014. Tuy nhiên, hoạt dộng cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở biển Đông của Trung Quốc gần đây khiến các nước láng giềng nghi ngờ ý đồ của Bắc Kinh khi muốn tổ chức hội nghị.

Tại lễ chào đón lãnh đạo các nước tới TP Tam Á hôm 22-3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng việc Bắc Kinh xả nước từ đập Cảnh Hồng (từ ngày 15-3 đến 10-4) để hỗ trợ một số quốc gia ở vùng hạ lưu sông Mekong đang bị hạn hán đã chứng minh sự chân thành của Trung Quốc cũng như cam kết của mình với LMC.

Thế nhưng, ông Ian Storey, thành viên Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tổ chức hội nghị. “Họ muốn dùng vai trò lãnh đạo trong tiểu vùng sông Mekong để cải thiện hình ảnh bị hư hại do các hành động ở biển Đông gây ra, đồng thời thúc đẩy sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ (kế hoạch tăng cường liên kết thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á của Trung Quốc)” – ông nói.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuần trước thông báo các nước tham dự hội nghị Hợp tác Lancang-Mekong đã đồng ý 78 dự án và sẽ thảo luận nhiều hơn trong cuộc họp ngày 24-3.

Cũng theo ông Lưu, Thủ tướng Lý sẽ gặp riêng lãnh đạo từng quốc gia trong suốt thời gian diễn ra hội nghị. Đây là tín hiệu Trung Quốc có thể thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục dự án đập Myitsone – vốn bị dừng từ năm 2011 vì vấn đề môi trường. Ông Lưu nói đây là một dự án hợp tác quan trọng nên Bắc Kinh sẽ thảo luận để tái khởi động dự án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo