xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ASEAN không thể im lặng!

HUỆ BÌNH

Lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ra một tuyên bố riêng về tình hình phức tạp đe dọa an ninh ở biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thủ đô Nay Pyi Taw - Myanmar tham dự Hội nghị Cấp cao  ASEANẢnh: Đức Tám

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thủ đô Nay Pyi Taw - Myanmar tham dự Hội nghị Cấp cao ASEANẢnh: Đức Tám

Hôm nay, Thủ tướng phát biểu về biển Đông

Thế Dũng (từ Nay Pyi Taw - Myanmar)

Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar U Thein Sein, đúng 17 giờ (giờ địa phương) ngày 10-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Nay Pyi Taw dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24.

Các hoạt động chính của hội nghị cấp cao diễn ra trong ngày 11-5  gồm: phiên toàn thể; phiên họp hẹp; phiên họp giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với đại diện Đại hội đồng Nghị viện ASEAN (AIPA), Thanh niên và Xã hội dân sự… Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu với nội dung lớn về vấn đề biển Đông.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và ASEAN đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức phức tạp. Đặc biệt, tình hình biển Đông thời gian qua ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ, chủ yếu do Trung Quốc tiếp tục triển khai yêu sách “đường lưỡi bò”. Đỉnh điểm là Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan nước sâu Haiyang Shiyou-981 và các tàu hộ tống vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như các cam kết và thỏa thuận khu vực. Tại các văn bản này, ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh cam kết kiềm chế, giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế và cam kết khu vực có liên quan. Hành động của Trung Quốc ảnh hưởng tới an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài biển Đông, hội nghị sẽ tập trung bàn về tình hình triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tương lai của Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và định hướng tương lai… Dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 

 

 

Trong khuôn khổ chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, ngày 10-5 lần lượt diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) lần thứ 11 và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 14. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị này.

Không sử dụng vũ lực

Tại AMM, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo về tình hình phức tạp ở biển Đông, nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự, vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982.

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Nay Pyi Taw - Myanmar ngày 10-5Ảnh: REUTERS
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Nay Pyi Taw - Myanmar ngày 10-5Ảnh: REUTERS

Theo Phó Thủ tướng, hành động của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực.

Kết thúc hội nghị, các ngoại trưởng ASEAN nhất trí thông qua tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến trên biển Đông. Các ngoại trưởng yêu cầu các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, kiềm chế và tránh các hành động gây hại đến hòa bình và ổn định của khu vực cũng như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Ngoài ra, các bộ trưởng kêu gọi các bên tham gia DOC thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố này cũng như nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ra một tuyên bố riêng về tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông. Tuy nhiên, hãng tin Kyodo cho rằng các ngoại trưởng ASEAN chỉ mới dừng ở “quan ngại sâu sắc” mà chưa lên án đích danh hành động của Trung Quốc. Đại diện chủ nhà, người phát ngôn chính phủ Myanmar Ye Ht giải thích: “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia ASEAN”...

Trước đó, phát biểu trước báo giới hôm 9-5, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhận định vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou-981 vào vùng biển Việt Nam và cho tàu đâm vào tàu Việt Nam là “cực kỳ nghiêm trọng”. Theo ông, với tình hình căng thẳng có chiều hướng gia tăng, ASEAN cần sớm hoàn tất COC. “Chúng tôi đã có 3 vòng tham vấn chính thức nhưng quá trình tham vấn thật sự vẫn chưa thể bắt đầu. ASEAN cần tăng cường làm việc để Trung Quốc cam kết đóng góp vào sự phát triển của COC” - ông Minh nói.

Philippines ủng hộ Việt Nam

Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho biết ASEAN “không thể mãi im lặng”. “Chúng tôi phải trung lập. Việt Nam có lập trường riêng, Trung Quốc lại nói theo cách của họ. Thật khó để ASEAN ngả về bên nào nhưng trung lập không có nghĩa là im lặng. Chúng tôi không thể giữ im lặng” - ông Shanmugam khẳng định.

Phát biểu với phóng viên sau AMM, Ngoại trưởng Shanmugam bộc bạch: “Uy tín của chúng tôi bị ảnh hưởng ít nhiều những năm gần đây. Nếu các ngoại trưởng ASEAN gặp nhau ở đây và các nhà lãnh đạo gặp nhau ngày 11-5 không nói gì về việc này thì mong muốn đóng vai trò trung tâm, mong muốn đoàn kết, xây dựng một khu vực hòa bình  và trên hết tất thảy là sự liêm chính của ASEAN, sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng”.

Phát biểu tại sân bay Manila trước khi sang Myanmar ngày 10-5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino kêu gọi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cùng đối phó với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Aquino cho biết sẽ thảo luận về những tác hại mà “đường lưỡi bò” gây ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Dù không phải tất cả thành viên ASEAN đều có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhưng theo tổng thống Philippines, vấn đề này liên quan chặt chẽ đến an ninh khu vực. “Chúng tôi tin rằng không thể giải quyết hiệu quả một vấn đề có ảnh hưởng đến tất cả các nước trong khu vực bằng đàm phán song phương” - Tổng thống Aquino khẳng định.

Theo Reuters, tối 9-5, Philippines đã tống giam 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt tại vùng biển gần tỉnh Palawan, phớt lờ yêu cầu thả người của Bắc Kinh. Nếu bị kết tội vi phạm Luật Bảo vệ Động vật hoang dã của Philippines, họ sẽ bị tù 12-20 năm.

Trong khi đó, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời một nhà ngoại giao ASEAN cho biết Philippines ủng hộ Việt Nam, nói rằng những hành động gần đây của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và DOC. Cũng theo nhà ngoại giao này, Philippines sẽ trình bày tiến trình vụ kiện Trung Quốc tại hội nghị.

Lên án Trung Quốc

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngày 9-5 bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang ở biển Đông do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 và đưa hàng chục tàu hộ tống gây rối vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam những ngày qua. Ông kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.

Cùng ngày, tiếp theo các tuyên bố của Thượng nghị sĩ (TNS) John McCain và Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, một nhóm TNS Mỹ có ảnh hưởng đã ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tục có những hành động gây rối ở biển Đông. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez dẫn đầu nhóm TNS trên, gồm các ông Marco Rubio, Ben Cardin, Jim Risch, John McCain và Patrick Leahy - Chủ tịch Thường trực Thượng viện. Nhóm nghị sĩ Mỹ hối thúc các đồng nghiệp thông qua nghị quyết của Thượng viện Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với tự do hàng hải ở châu Á - Thái Bình Dương, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng con đường ngoại giao hòa bình.

"Việc Trung Quốc di chuyển một giàn khoan thăm dò với sự hộ tống của các tàu quân sự và tàu khác vào vùng biển ngoài khơi Việt Nam cộng với những hành vi hiếu chiến tiếp sau đó của tàu Trung Quốc, trong đó có việc đâm vào các tàu của Việt Nam, là rất đáng quan ngại. Những hành động này đe dọa dòng chảy thương mại tự do toàn cầu trong một khu vực có tầm quan trọng sống còn" - tuyên bố viết. Đồng thời, tuyên bố còn “hối thúc chính quyền nói rõ với Trung Quốc ở cấp cao nhất rằng các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc sử dụng vũ lực, cưỡng bức và hăm dọa đều không thể chấp nhận và sẽ dẫn tới bất ổn định".

Cũng trong ngày 9-5, Hạ nghị sĩ Eliot L. Engel, thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng lên án các hành động của Trung Quốc ở biển Đông là đe dọa hòa bình và sự ổn định chung của khu vực. “Những hành động này của Trung Quốc là mang tính thù địch” - ông Engel nhấn mạnh.

Mỹ Nhung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo