xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ASEAN tăng cường đoàn kết về biển Đông

Hoàng Phương

Mỹ xem bất kỳ động thái nào nhằm “gia tăng đáng kể kích thước, chức năng hoặc quân sự hóa những thực thể đang tranh chấp” ở biển Đông là hành động “khiêu khích”

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 48 diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia hôm 4-8 bị bao trùm bởi những căng thẳng ở biển Đông xuất phát từ hành động cải tạo đất, xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc thời gian qua.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak kêu gọi các chính sách của ASEAN cần toàn diện, bền vững để xây dựng một khối thật sự hợp nhất và đối phó nhanh chóng với các xung đột ở khu vực.

Dù không có trong chương trình nghị sự chính thức nhưng tình hình biển Đông lại là một trong những nội dung thảo luận chính tại AMM bất chấp phản đối của Trung Quốc. Tại hội nghị, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông, cho rằng những hành động này đã làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các bộ trưởng cũng nhất trí cần tăng cường đoàn kết, trách nhiệm và vai trò của ASEAN trong việc xử lý vấn đề biển Đông.

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  hôm 4-8 Ảnh: AP

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

hôm 4-8. Ảnh: AP

 

Theo TTXVN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị ASEAN cần phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và vai trò chủ đạo của hiệp hội, thúc đẩy các bên tuân thủ những nguyên tắc chung đã được nhất trí, nhất là các nguyên tắc về kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế…; đi vào thảo luận thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) có hiệu quả.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cho rằng ASEAN “có thể và nên đóng vai trò quan trọng” trong việc tìm giải pháp ôn hòa cho vấn đề biển Đông. Chia sẻ quan điểm này, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nhấn mạnh ASEAN không thể xem như không có chuyện gì xảy ra trên biển Đông.

Mạnh mẽ hơn, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tuyên bố nước này sẽ ủng hộ tích cực lời kêu gọi của Mỹ về “3 ngừng”: ngừng hoạt động cải tạo, ngừng xây dựng và ngừng những hành động gây hấn có khả năng làm leo thang căng thẳng ở biển Đông.

Có thể hiểu thái độ cứng rắn này sau khi thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio bày tỏ lo ngại Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ cải tạo bãi cạn Scarborough để kiểm soát nguồn tài nguyên và tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực đang có tranh chấp với Philippines.

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại các hội nghị liên quan đến ASEAN chắc chắn càng gia tăng sức ép lên Trung Quốc. Giới chức Mỹ cho rằng đây là cơ hội để Bắc Kinh lắng nghe lập trường của nhiều thành viên ASEAN cũng như ông Kerry về tình hình biển Đông.

“Đang có sự đồng thuận rộng rãi về sự cần thiết phải chấm dứt hoạt động cải tạo đất ở biển Đông. Đây là diễn đàn mà người Trung Quốc sẽ lắng nghe những người hàng xóm và các đối tác nước ngoài nghĩ gì về hành động của họ” - một quan chức Mỹ nói với hãng tin AP trước khi ông Kerry đến Kuala Lumpur hôm 4-8.

Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói ông Kerry sẽ nêu bật vấn đề biển Đông ở Malaysia, đồng thời khẳng định Washington xem bất kỳ động thái nào nhằm “gia tăng đáng kể kích thước, chức năng hoặc quân sự hóa những thực thể đang tranh chấp” trên biển Đông là hành động “khiêu khích”.

 

Trung Quốc bị tố cướp ngư trường

Ông Rodrigo Duterte, Thị trưởng TP Davao - Philippines, vừa kêu gọi Trung Quốc đừng cướp ngư trường của nước nhỏ tại một cuộc thảo luận với tùy viên quân sự đến từ 20 quốc gia về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông vào tuần rồi. Ứng viên tiềm tàng của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 này cho biết ngư trường ở biển Đông là nguồn thực phẩm quan trọng đối với ngư dân Philippines.

Đối thoại với tùy viên quân sự Trung Quốc, ông Duterte bức xúc: “Không nên áp bức chúng tôi! Nước ông giàu trong khi rất nhiều người dân Philippines còn nghèo. Chúng tôi không hề muốn gây chiến tranh. Liệu nước ông sẽ bắt chúng tôi chết đói sao?”.

Một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi hành động phong tỏa ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông là làng Masinloc, cách thủ đô Manila 250 km về phía Bắc.

Theo báo The Straits Times (Singapore), cuộc sống của ngôi làng này bị đảo lộn kể từ khi Trung Quốc xâm chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012 và ngăn cản tàu cá Philippines hoạt động quanh đó. Bãi cạn Scarborough nằm cách làng Masinloc, nơi có 50.000 dân, khoảng 125 hải lý về phía Đông.

Đánh bắt thủy hải sản vốn là kế sinh nhai chính của hầu hết dân làng Masinloc trong nhiều thập kỷ qua nhưng nay chỉ còn khoảng 2.000 người bám biển. Không chỉ làng Masinloc, ngư dân tại một số địa phương khác ở các tỉnh La Union và Pangasinan cũng bị Trung Quốc cấm đến gần Scarborough. Nhiều ngư dân buộc phải bán tàu cá và tìm đường khác để kiếm sống.

Sim Đỗ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo