xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất ổn tàu chiến Mỹ (*): Nỗi lo tấn công mạng

NGÔ SINH

Sau vụ tai nạn tàu chiến thứ tư trong năm nay, dư luận không khỏi nghi ngờ tin tặc đã thực hiện những cuộc tấn công mạng nhắm vào tàu Hải quân Mỹ

Trong 4 vụ tai nạn gần nhất liên quan đến các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ năm 2017, 2 vụ va chạm của 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và USS Fitzgerald đã làm 17 thủy thủ chết hoặc mất tích, nhiều hơn số quân nhân Mỹ tử trận năm nay ở Afghanistan 6 người.

"Có điều gì đó xảy ra"

Sau mỗi vụ tai nạn, hải quân Mỹ đã tiến hành rà soát lại hoạt động của lực lượng một cách triệt để và nghiêm khắc. Bên cạnh đó, giới phân tích đã chỉ ra những vấn đề nội tại cũng như nhịp độ hoạt động cao ở các vùng biển nhiều tàu thuyền qua lại có thể liên quan đến các vụ tai nạn.

Theo website Business Insider, các vụ tai nạn liên quan đến tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương - trong "điều kiện vận hành cơ bản nhất" - đã làm dấy lên nỗi lo ngại về những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến các con tàu và thủy thủ đoàn.

"Có điều gì đó đang xảy ra hơn là lỗi do con người, bởi có nhiều người để kiểm tra và cân nhắc khi tàu USS John S. McCain di chuyển qua eo biển Malacca - tuyến đường thủy vốn hẹp lại nhiều tàu thuyền. Tôi chưa có chứng cứ nhưng quý vị phải tự hỏi xem liệu có vấn đề liên quan đến điện tử hay không?" - ông Jeff Stutzman - cựu chuyên gia chiến tranh thông tin Hải quân Mỹ, nay phụ trách tình báo cho cơ quan tình báo mạng Wapack Labs - gợi ý với báo McClatchy.

Bất ổn tàu chiến Mỹ (*): Nỗi lo tấn công mạng - Ảnh 1.

Các thủy thủ thiệt mạng trong vụ va chạm của tàu chiến USS John S. McCain Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, đô đốc John Richardson, tư lệnh hành quân của lực lượng hải quân Mỹ, khẳng định trên trang Twitter hôm 22-8 rằng dù chưa phát hiện các dấu hiệu của sự xâm nhập mạng hoặc gián điệp nhưng nhà chức trách sẽ xem xét mọi khả năng.

Theo ông, 2 vụ tai nạn nghiêm trọng của 2 tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald là nguyên do khiến "chúng ta phải lo ngại rằng có điều gì đó xảy ra nhưng chưa nắm bắt được". Thông điệp của ông đã được hơn 830 bình luận của cộng đồng mạng chỉ trong vòng 1 ngày.

Thực tế, những vụ tấn công mạng mức độ cao khắp thế giới gần đây đã khiến người ta chú ý đến chuyện an ninh hàng hải - vốn phụ thuộc nhiều vào các mạng máy tính. Trong khi đó, Hải quân Mỹ sử dụng các hệ thống hàng hải mã hóa được cho là rất khó bị tấn công hoặc phá rối. Trong vụ va chạm của tàu USS John McCain, chưa có dấu hiệu cho thấy thông tin liên lạc vệ tinh có sai sót.

Hệ thống GPS bị phá?

Thế nhưng hiện nay, loại công nghệ hướng dẫn sai hệ thống định vị toàn cầu (GPS) - thông qua một quá trình được gọi là "lừa gạt" - khiến hệ thống này định vị tàu sai sự thật không còn xa lạ. Vài năm gần đây, người ta dễ dàng có được phần mềm và thiết bị điện tử dùng để đánh lừa GPS. Ông Todd E. Humphreys, chuyên gia về hệ thống vệ tinh hàng hải, bày tỏ lo ngại: "Việc này rất đáng ngờ".

Năm 2013, một nhóm sinh viên được GS Humphreys hướng dẫn đã lừa được GPS trên một chiếc du thuyền trị giá 80 triệu USD, hướng dẫn nó chạy lệch hành trình hàng trăm mét mà hệ thống này không dò thấy sự thay đổi. Mới đây, ngày 22-6, khoảng 20 con tàu chạy trên biển Đen thông báo hệ thống GPS trên tàu cho biết lúc đó chúng đang ở sâu trong đất liền hơn 30 km, tại sân bay Gelendzhik của Nga!

Đó là những vụ việc đầu tiên mà người ta biết về "sự lừa gạt" GPS hoặc hướng dẫn sai. Sau đó, vụ tấn công hàng ngàn máy tính xảy ra cùng tháng đã phá hỏng việc vận chuyển đường thủy khắp thế giới. Nghiêm trọng hơn phá rối nhiều, con người còn có thể bị đánh lừa về vị trí địa lý ngay khi màn hình máy tính vẫn hiển thị các chỉ số bình thường. Mọi việc trông bề ngoài bình thường nhưng sự thực lại không phải vậy.

"Chúng tôi từng chứng kiến sự việc như thế. Đó thực là một cách làm vụng về. Có lẽ đó là tín hiệu xuất phát từ trong đất liền nước Nga" - ông Humphreys nhấn mạnh. Theo ông, trước đây, muốn thực hiện một vụ đánh lừa như vậy, người ta phải có thiết bị đắt tiền và có trình độ viết phần mềm bằng mật mã rất cao. Thế nhưng, giờ đây, người ta có thể làm điều đó với công cụ và phần mềm lập sẵn dễ dàng kiếm được.

Hải quân Mỹ sử dụng phiên bản GPS được mã hóa chống nhiễu mạnh hơn nhiều để định vị các tàu chiến nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có nguy cơ bị tấn công mạng. Các chuyến tàu thương mại dễ bị tấn công hơn trong bối cảnh số tàu hàng đi lại trên biển đã tăng gấp 4 lần trong 25 năm qua. Do đó, các vụ va chạm tàu thương mại vì hoạt động tin tặc hoặc phá rối GPS có khả năng ngày càng tăng.

Ông Dana Goward, người từng phụ trách hệ thống vận tải biển của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, cho rằng tin tặc có thể săn tìm hệ thống hàng hải không bảo đảm an toàn trên tàu thương mại hoặc tàu tư nhân, đồng thời phá rối các hệ thống dẫn đường của tàu hải quân Mỹ. Tin tặc cũng có thể hướng dẫn sai hệ thống dẫn đường của các tàu thương mại, khiến chúng đi lệch hành trình.

Theo báo USA Today, hành vi phá rối và đánh lừa GPS không phải là chuyện mới mẻ mà vẫn xảy ra thường xuyên. "Quân đội Triều Tiên, Trung Quốc và Nga lâu nay vẫn được biết đến là hay phá rối GPS" - ông Goward tiết lộ. 

Dân Trung Quốc "tán thưởng"

Theo báo Global Times, vụ va chạm của tàu chiến USS John S. McCain được "cư dân mạng Trung Quốc tán thưởng". Global Times cho rằng phản ứng này "phản ánh thái độ của xã hội Trung Quốc đối với các hoạt động của Hải quân Mỹ ở biển Đông". Báo này nhận xét: "Hai vụ va chạm nghiêm trọng xảy ra trong vòng 2 tháng cho thấy mức độ sẵn sàng và mức độ quản lý quân đội của Hải quân Mỹ đều đã sụt giảm".

Global Times còn nhận định Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ không làm gì để tránh các vụ va chạm ở biển Đông. Theo báo này, các hoạt động của Hải quân Mỹ chỉ nhằm mục đích kiểm soát Trung Quốc. Tàu chiến Mỹ thường xuyên liên quan đến các vụ tai nạn ở biển Đông. Một mặt, Hải quân Mỹ hành xử một cách ngạo mạn ở châu Á - Thái Bình Dương, thiếu tôn trọng các tàu thương mại khổng lồ và không có động thái tránh né kịp thời nên hậu quả là xảy ra các tai nạn nghiêm trọng. Mặt khác, tàu chiến Mỹ tuần tra khu vực này quá thường xuyên.

Kỳ tới: Thủy thủ mất ngủ

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 28-8

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo