xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí ẩn số phận hơn 1.000 trẻ em mất tích ở Israel

Bảo Hạnh (Theo New York Times)

(NLĐO) - Sau vài thập kỷ im lặng, chính phủ Israel đã hành động để mang lại chút ánh sáng cho những gia đình có con cái bị mất tích một cách bí ẩn.

Dù con cái bị chứng tử từ sau khi chào đời không bao lâu, một số gia đình Israel vẫn nhận được giấy gọi nhập ngũ và thông báo đăng ký cử tri. Thậm chí, nhiều người còn không được các quan chức y tế thông báo nguyên nhân cái chết, nhìn thấy thi thể hay biết vị trí ngôi mộ của con.

Hàng thập kỷ qua, khoảng 1.000 gia đình đã sống trong nghi ngờ và mất niềm tin vào chính phủ khi cho rằng có một đường dây bắt cóc trẻ em từ những gia đình nhập cư đến Israel vào những năm 1950 và đem bán cho các cặp vợ chồng thượng lưu nhưng không có con cái.

Hôm 28-12-2016, chính phủ Israel đã đăng tải 200.000 trang tài liệu mật do nhà nước lưu trữ liên quan đến những vụ trẻ em mất tích. Bước đi này được hy vọng sẽ làm sáng tỏ một giai đoạn đau lòng trong lịch sử đất nước và giúp các gia đình có câu trả lời đối với những câu hỏi mà 3 cuộc điều tra từ những năm 1960 chưa tìm ra được.

Trước đó, cơ quan chức năng đơn thuần kết luận rằng không có đường dây bắt cóc trẻ em nào và phần lớn những đứa bé chỉ đơn giản là qua đời, nhưng các gia đình không tin họ.


Hình minh họa. Ảnh: REUTERS

Hình minh họa. Ảnh: REUTERS

Dù việc giải mật số tài liệu trên khó lòng đem lại câu trả lời cuối cùng cho các gia đình vì vẫn còn nhiều thông tin mâu thuẫn song chính phủ Israel hy vọng việc này có thể xoa dịu làn sóng chỉ trích rằng họ đang che giấu thông tin, cũng như nỗi đau buồn của hơn 1.000 bậc cha mẹ.

"Hôm nay, chúng ta sẽ sửa chữa một sự bất công, phân biệt đối xử hoặc che giấu về số phận của "Những trẻ em Yemen". Dù sự thực có khắc nghiệt như thế nào, chúng ta sẽ không cho phép nó tiếp tục" - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại buổi lễ công bố tài liệu mật.

Gần đây, thông tin về những vụ mất tích bí ẩn được chú ý trở lại khi rất nhiều người, trong đó có anh chị em của những đứa trẻ biến mất, đứng lên yêu cầu sự minh bạch. Họ là những người lớn lên ở Israel và có cơ hội tiếp cận giáo dục tốt hơn so với cha mẹ nên tiếng nói cũng mạnh mẽ hơn.

Lời kêu gọi chính phủ công bố thông tin đến từ từ những người dân thường, như ông Avner Tzuri, 52 tuổi, một nhân viên công ty bảo hiểm tại thủ đô Jerusalem.

Dù vậy, một số thành viên quốc hội có gia đình liên quan tới những đứa trẻ mất tích hoặc ca sĩ nổi tiếng Boaz Sharabi cũng nằm trong số những người kêu gọi chính phủ giải mật hồ sơ. Nói về bi kịch xảy ra cho người chị em song sinh Ada, ông Sharabi cho biết đó là một "vết thương rỉ máu" và gia đình ông chưa bao giờ nguôi nỗi đau.


Người Do Thái nhập cư từ Yemen tại một khu trại ở Israel năm 1949. Ảnh: REUTERS

Người Do Thái nhập cư từ Yemen tại một khu trại ở Israel năm 1949. Ảnh: REUTERS

Các tài liệu mới giải mật bao gồm thông tin cá nhân của 1.060 em bé được sắp xếp theo thứ tự chữ cái, hồ sơ bệnh viện, giấy chứng nhận an táng, báo cáo của cảnh sát, biên bản điều tra chính thức và lời khai của gia đình. Những chi tiết duy nhất không được công bố là thông tin liên quan đến các đứa bé bị đưa đi làm con nuôi và những trường hợp không đảm bảo tính riêng tư.

Ban đầu, những tài liệu này dự kiến được giữ bí mật đến tận năm 2031. Nhưng vào hè năm nay, Thủ tướng Netanyahu đã chỉ định ông Tzachi Hanegbi, một bộ trưởng chính phủ, kiểm ra các hồ sơ và quyết định xem có lý do nào để tiếp tục giữ chúng trong bóng tối hay không.

Trả lời phóng viên hôm 28-12, ông Hanegbi nói: "Tôi không chắc việc này có thể chữa lành những nỗi đau hay không nhưng nó có thể giảm bớt sự nghi ngờ và mất niềm tin vào chính phủ. Không che giấu nữa. Tất cả các thông tin đều được công khai".

Theo ông Hanegbi, bước tiếp theo là thành lập một ngân hàng ADN để những người nghi ngờ mình là con nuôi có thể tìm kiếm gia đình bị mất.

Tuy nhiên, với một số người, việc giải mật hồ sơ hôm 28-12 chẳng những không làm sáng tỏ được gì mà còn tạo thêm đau khổ và bất ổn. Đó là trường hợp về chị gái Malka của ông Tzuri. Gia đình ông đến Israel từ đầu những năm 1950 và sống tạm bợ tại trại tị nạn gần TP Hadera.


Người Yemen trên đường đến Israel năm 1950. Ảnh: Aljazeera

Người Yemen trên đường đến Israel năm 1950. Ảnh: Aljazeera

Ngày 19-7-1953, mẹ ông Tzuri đem con gái Malka, 14 tháng tuổi, đến bệnh viện do cô bé bất tỉnh vì bị nghi nuốt phải dầu. Cô bé được đưa đến bệnh viện Rambam ở TP Haifa cùng mẹ nhưng các bác sĩ thông báo bà Tzuri không thể ở lại qua đêm mà chỉ có thể quay lại vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, khi quay trở lại, bà Tzuri nhận tin báo rằng con gái đã chết và bệnh viện sẽ sắp xếp tang lễ nhưng lại không được nhìn thấy thi thể con.

Sau đó, gia đình Tzuri nhận được giấy tờ an táng của TP Haifa nhưng khi tìm đến nơi, họ không hề thấy dấu vết của một ngôi mộ nào.

Ông Tzuri đã hi vọng rằng những hồ sơ mới được công bố có thể trả lời được những câu hỏi mà ông theo đuổi bấy lâu nay. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các tài liệu mới, ông cho biết: "Nó còn trở nên phức tạp hơn trước vì chúng tôi phát hiện ra một chi tiết mới".

Theo hồ sơ điều tra thì Malka được khám nghiệm tử thi vào ngày 20-7 rồi bị chôn cất 3 ngày sau đó, tức ngày 23-7. "Nếu điều đó thật sự xảy ra, tại sao họ không cho phép ba mẹ tôi nhìn thấy thi thể chị ấy? Tất cả những thứ này đều là dối trá" - ông Tzuri bức xúc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo