xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Bộ Tứ" âm thầm đối trọng với Trung Quốc

Hoài Vy (Theo Bloomberg)

(NLĐO) - Quan chức cao cấp của Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ - nhóm các quốc gia được gọi là "Bộ Tứ" - nhóm họp trong ngày 15-11 bên lề hội nghị cấp cao khu vực diễn ra ở Singapore.

Cuộc họp được đánh giá là quan trọng nhất ở châu Á trong tuần này dù không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, không có sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia và không có mặt Trung Quốc.

Đây mới là cuộc họp thứ ba của nhóm quốc gia này kể từ khi được nối lại hồi năm ngoái để làm đối trọng với năng lực quân sự và kinh tế ngày càng tăng trưởng của Trung Quốc.

Bộ Tứ âm thầm đối trọng với Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Úc Scott Morrison. Ảnh: BLOOMBERG

Sự hồi sinh của "Bộ Tứ" - hình thành lần đầu tiên cách đây hơn 1 thập kỷ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bush - phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng liên quan đến chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Trung Quốc.

Bốn quốc gia trên nhắm đến mục đích đưa ra một khuôn mẫu chọn lựa để thay thế cho các khoản vay nợ từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng - trong một số trường hợp đã chất chồng nợ nần lên các nước nghèo và làm gia tăng sự phụ thuộc của họ vào Bắc Kinh.

Úc xem "Bộ Tứ" là một "loại cấu trúc quan trọng trong khu vực", có thể hợp tác về kinh tế, quân sự và chiến lược - Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố với báo giới hôm 14-11.

Các quan chức cao cấp trong "Bộ Tứ" đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào năm 2007 và 4 quốc gia này  từng tham các cuộc tập trận chung.

Kể từ đó, Trung Quốc ngày càng gây hấn, đồng thời xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông, thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti nằm trên tuyến đường dẫn đến kênh Suez và cấp kinh phí xây dựng các dự án vận tải khắp khu vực.

Các đồng minh của Mỹ, như Úc, cũng lo ngại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trường nội bộ của họ.

Mục đích chính của nhóm "Bộ Tứ" là tài trợ cho các dự án về cơ sở hạ tầng được hoạch định một cách thích hợp và có thể chứng minh về tài chính - mặc dù họ không có nhiều tiền mặt để cung cấp như Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình, mà Morgan Stanley đánh giá có thể có giá trị tổng cộng 1.300 tỉ USD vào năm 2027. Trong số đó bao gồm các dự án mà các nền kinh tế nhỏ không thể kham nổi - nhất là ở Myanmar và Sri Lanka, nơi các khoản thanh toán nợ chiếm đến khoảng 80% lợi tức quốc gia.

Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ đang có kế hoạch tài trợ cho chương trình năng lượng điện và cơ sở hạ tầng Internet nhiều tỉ USD cho Papua New Guinea - báo The Australian đưa tin ngày 14-11.

Ngoài ra, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, "Bộ Tứ" trong tương lai sẽ là một phần trong chiến lược rộng lớn của Mỹ để xúc tiến một khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo