xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các nhà ngoại giao Mỹ yêu cầu tiêm vắc-xin Covid-19 của Nga?

Phạm Nghĩa

(NLĐO) - The Washington Post cho biết một số nhà ngoại giao Mỹ tại Nga đã "yêu cầu nước chủ nhà cho phép họ được tiêm vắc-xin Covid-19 mang tên Sputnik V".

The Washington Post dẫn các tài liệu liên quan tiết lộ các nhà ngoại giao Mỹ trên khắp thế giới đã "phàn nàn về quyết định phân phối vắc-xin Covid-19 của cấp trên họ".

"Tại Nga, một số nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Moscow cho phép họ tiêm vắc-xin Sputnik V do Nga sản xuất sau khi Washington không thể cam kết cung cấp vắc-xin Covid-19 trong tương lai gần. Bộ Ngoại giao Mỹ không khuyến nghị nhân viên của mình dùng vắc-xin mà để họ tự quyết định sức khỏe của bản thân" - The Washington Post đưa tin hôm 18-2.

Cũng theo tờ báo, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu 315.000 liều vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ nhân viên trên khắp thế giới nhưng hiện mới chỉ nhận được 23% trong số đó.

Các nhà ngoại giao Mỹ yêu cầu tiêm vắc-xin Covid-19 của Nga? - Ảnh 1.

Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow - Nga. Ảnh: Sputnik News

Hôm 19-2, Bộ Ngoại giao Nga thông báo đã gửi giấy mời đến tất cả đại sứ quán ở nước này, kêu gọi nhân viên của họ đi tiêm chủng.

Trong khi Mỹ chưa phê duyệt vắc-xin Sputnik V, loại vắc-xin này đã được cho phép sử dụng ở 29 quốc gia khác nhau, bao gồm Argentina, Mexico và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)...

Các nhà phát triển vắc-xin Nga cũng nộp đơn xin phép Liên minh châu Âu (EU) thông qua vắc-xin Sputnik V tại Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). Tuần trước, Hungary trở thành quốc gia EU đầu tiên tiêm chủng vắc-xin theo công thức do Nga sản xuất bất chấp việc không được Brussels chấp thuận. Ở Nga, quá trình tiêm chủng hàng loạt bắt đầu từ tháng 1 năm nay.

Các nhà ngoại giao Mỹ yêu cầu tiêm vắc-xin Covid-19 của Nga? - Ảnh 2.

Nguồn cung vắc-xin Covid-19 hạn chế buộc Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Ảnh minh họa: Reuters

Sputnik V do Viện Gamaleya của Nga sản xuất. Đây là vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới được đăng ký hồi tháng 8 năm ngoái. Vào tháng 2 năm nay, tạp chí y khoa The Lancet (Anh) công bố kết quả thử nghiệm sơ bộ giai đoạn III, cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả 91,6%.

Trong khi đó, Công ty công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) hôm 16-11-2020 cho biết vắc-xin Covid-19 của họ đạt hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2.

Trước đó, gã khổng lồ dược phẩm Pfizer (Mỹ) tuyên bố vắc-xin Covid-19 do tập đoàn này phát triển đạt hiệu quả hơn 90% nhưng cần phải trữ lạnh sâu ở -70 độ C trở xuống.

Còn vắc-xin của Moderna dự kiến ​duy trì ổn định ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2-8 độ C trong 30 ngày, tăng so với ước tính trước đó là 7 ngày. Nó có thể duy trì ổn định ở -20 độ C trong tối đa 6 tháng và ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo