xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Càng nghèo, càng khổ vì nóng

XUÂN MAI

Ấn Độ có kế hoạch chuyển nước từ các sông lớn, như Brahmaputra và sông Hằng, đến những vùng hạn hán

Tháng 4 vừa qua được ghi nhận là tháng 4 nóng nhất từ trước đến nay và năm 2016 nhiều khả năng là năm nóng nhất trong lịch sử.

Đó là kết luận dựa trên dữ liệu mới do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố. Theo đó, nhiệt độ mặt đất và nước biển trong tháng 4 tăng thêm 1,11 độ C so với nhiệt độ trung bình của tháng 4 trong khoảng thời gian 1951-1980. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp có nhiệt độ tăng ít nhất 1 độ C so với mức nhiệt trung bình của giai đoạn nói trên. Góp phần thổi bùng cái nóng là hiện tượng thời tiết El Nino.

Nắng nóng ngày càng tệ hơn buộc các nhà khoa học tuyên bố “tình trạng khí hậu khẩn cấp”, theo đài CNN. Họ cũng tỏ ra nghi ngờ về thỏa thuận giữ nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - vốn đạt được tại hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris - Pháp hồi tháng 12 năm ngoái.

Từ ngày 16-5, lãnh đạo các nước đã bắt đầu cuộc họp kéo dài 10 ngày ở TP Bonn - Đức để xem xét biện pháp thực hiện mục tiêu trên.

Ít nhất 330 triệu dân ở Ấn Độ bị ảnh hưởng do hạn hán Ảnh: AP
Ít nhất 330 triệu dân ở Ấn Độ bị ảnh hưởng do hạn hán Ảnh: AP

Dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo nghiên cứu vừa được công bố của Trường ĐH Victoria (New Zealand), nhiều nước nghèo nhất thế giới đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng nắng nóng dữ dội nhiều hơn hẳn các nước giàu có.

Theo nghiên cứu, nắng nóng diễn ra ngày càng thường xuyên ở các quốc gia gần đường xích đạo, trong đó phần lớn là những nước nghèo và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Một trong những nước chịu ảnh hưởng khốc liệt nhất là Ấn Độ, với ít nhất 330 triệu người đang khô cháy vì hạn hán và nhiệt độ luôn vượt quá 40 độ C những tháng gần đây.

Để đối phó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước Uma Bharti cho đài BBC hay Ấn Độ có kế hoạch chuyển nước từ các sông lớn, như Brahmaputra và sông Hằng, đến những vùng hạn hán. Theo bà Bharti, chương trình Kết nối dòng sông (ILR) hiện có 30 kế hoạch kết nối các nguồn nước với mục tiêu giải hạn cho 35.000 ha đất trồng và tạo ra 34.000 MW điện. “Đây là ưu tiên hàng đầu của chính phủ lúc này” - bà Bharti nhấn mạnh.

Tuy nhiên, dự án này đang bị các nhà môi trường phản đối quyết liệt. Họ cho rằng với sự thiếu khả thi về mặt tài chính, môi trường và xã hội, dự án sẽ gây ra một thảm họa sinh thái.

“Biến đổi khí hậu càng khiến dự án này không thể thành hiện thực, bởi bạn không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra với dòng chảy của các con sông. Ý tưởng của dự án là chuyển nước tới những nơi khô hạn song lại không có nghiên cứu khoa học nào xác định được khu vực nào nhiều nước hơn, khu nào ít nước hơn” - nhà nghiên cứu Himanshu Thakkar của Mạng lưới Đập, sông và con người Nam Á.

Biển ngốn dần đảo

Tác động của biến đổi khí hậu còn được thấy rõ trên biển. Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Environmental Research Letters, 5 hòn đảo của quần đảo Solomon đã bị nước biển nhấn chìm hoàn toàn trong hơn 70 năm qua. Trong đó, có hòn đảo chỉ mới “trút hơi thở cuối cùng” hồi năm 2011.

Cả 5 đảo này không có người ở dù chúng có diện tích đáng kể và được các cộng đồng dân cư sử dụng vào việc đánh cá. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho biết 6 hòn đảo khác đã mất hơn 20% diện tích do nước biển dâng cao, khiến nhiều người dân phải sơ tán.

Công trình trên là sự xác nhận đầu tiên của giới khoa học về điều mà cư dân ở Thái Bình Dương đã lên tiếng nhiều năm qua: Các hòn đảo của họ đang biến mất dần.

Quần đảo Solomon gồm hơn 900 đảo nằm ở phía Đông Papua New Guinea. Một nhóm nhà khoa học Úc đã sử dụng ảnh chụp 33 hòn đảo tại đó từ trên không và vệ tinh trong giai đoạn 1947-2014 để theo dõi những thay đổi về diện tích bề mặt. Trong 20 năm qua, mực nước biển tại quần đảo đã dâng thêm 7-10 mm/năm, gấp 3 lần mức bình quân toàn cầu.

Nỗi lo lúc này là nguy cơ người dân trên đảo Taro, thủ phủ tỉnh Choiseul của quần đảo Solomon, phải ra đi do nước biển dâng. Nếu diễn ra, quá trình này sẽ cực kỳ phức tạp và có thể tốn hàng trăm triệu USD để di dời các hạ tầng y tế, giáo dục, điện, nước… trên đảo Taro.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo