xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh tượng “kỳ lạ” tại Hội đồng Bảo an

Xuân Mai

Sự rạn nứt giữa Nga và các nước phương Tây về vấn đề Syria càng bị khoét sâu sau khi cả hai dự thảo nghị quyết do Nga và Pháp soạn thảo không được Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua hôm 8-10.

Tại cuộc họp ở TP New York - Mỹ, Đại sứ Nga Vitaly Churkin, hiện là Chủ tịch HĐBA, đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của Pháp về yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích ở TP Aleppo và mở đường cho các hoạt động viện trợ tại Syria.

Dự thảo nghị quyết này được 11/15 thành viên HĐBA thông qua nhưng Nga và Venezuela bỏ phiếu chống, còn Trung Quốc và Angola bỏ phiếu trắng. Một dự thảo nghị quyết muốn được HĐBA thông qua cần nhận được ít nhất 9 phiếu thuận và không bị bất kỳ thành viên thường trực (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) nào phủ quyết.

Đây là lần thứ 5 Nga dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn LHQ hành động trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria. Theo đài CNN, điều này khiến ông Matthew Rycroft, Đại sứ Anh tại LHQ, cáo buộc Nga lạm dụng quyền phủ quyết của mình. “Điều duy nhất có thể chấm dứt cuộc chiến này là sự thay đổi chính sách của Moscow” - ông Rycroft nhấn mạnh.

Khung cảnh cuộc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 8-10 Ảnh: Reuters
Khung cảnh cuộc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 8-10 Ảnh: Reuters

Được đưa ra bỏ phiếu không lâu sau đó, dự thảo nghị quyết về vấn đề Syria của Nga thậm chí còn có kết cục “bi đát hơn” khi không đạt ít nhất 9 phiếu thuận cần thiết để được thông qua. Chỉ có Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Venezuela ủng hộ dự thảo này trong lúc Angola và Uruguay bỏ phiếu trắng.

Dự thảo của Nga chỉ kêu gọi ngừng bắn chứ không đề cập việc ngưng không kích. Ông Churkin mô tả 2 cuộc bỏ phiếu trên là “một trong những cảnh tượng kỳ lạ nhất” từng xảy ra tại HĐBA và là một sự lãng phí thời gian bởi tất cả 15 thành viên ngay từ đầu đều biết rằng 2 dự thảo nghị quyết sẽ không thể được thông qua. Tuy nhiên, nhà ngoại giao này nhấn mạnh các nỗ lực ngoại giao về vấn đề Syria vẫn tiếp tục.

Chiến dịch không kích của Syria và Nga xuống TP Aleppo đã leo thang kể từ khi Damascus mở chiến dịch quân sự nhằm chiếm lại địa phương này hôm 22-9, vài ngày sau khi lệnh ngừng bắn do Moscow và Washington làm trung gian sụp đổ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 7-10 cho rằng hành động ném bom các bệnh viện và dân thường ở TP Aleppo có thể bị xem là tội ác chiến tranh và cần phải được điều tra. Đáp lại, chế độ Tổng thống Bashar al-Assad khẳng định họ nhắm mục tiêu vào các phần tử khủng bố đang bị bao vây bên trong TP Aleppo.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), trụ sở ở Anh, cho biết ít nhất 290 người, hầu hết là dân thường, thiệt mạng trong các vụ tấn công kể từ khi chiến dịch trên diễn ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo