xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cắt xuất khẩu thuốc sang Mỹ: "Lựa chọn hạt nhân" hay đòn tự sát của Trung Quốc?

P.Võ (Theo South China Morning Post)

(NLĐO) - Khi Mỹ tăng cường tấn công các công ty công nghệ Trung Quốc, các cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh bắt đầu tranh luận về "lựa chọn hạt nhân": Ngăn Washington tiếp cận dược phẩm của nước này.

Đây được xem là "lựa chọn hạt nhân" của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ hiện nay. Một phần lý do là Mỹ hiện phụ thuộc rất nhiều vào các loại thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, từ thuốc giảm đau đến thuốc điều trị HIV.

Bắc Kinh hiện không chính thức ủng hộ vũ khí hóa dược phẩm nhưng việc thảo luận về bước đi này đang gây lo ngại ở cả Mỹ và Trung Quốc.

Ông Li Daokui, một cố vấn của chính phủ Trung Quốc, từng nói với truyền thông địa phương rằng hạn chế xuất khẩu thuốc sang Mỹ có thể là đòn trả đũa hợp pháp đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington đối với công nghệ và phần mềm Mỹ.

Ông Li sau đó giải thích rằng mình chỉ muốn nêu bật thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc đang phụ thuộc lẫn nhau và khó có thể chia tách. Dù vậy, cũng chính nhân vật này hồi năm 2019 gợi ý Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu thuốc kháng sinh sang Mỹ để trả đũa cuộc chiến thương mại do Washington phát động.

Cắt xuất khẩu thuốc sang Mỹ: Lựa chọn hạt nhân hay đòn tự sát của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ông Li Daokui. Ảnh: South China Morning Post

Dù vậy, một số chuyên gia khác nhận định ý tưởng trên không chỉ trái đạo đức mà còn có thể phản tác dụng. "Đề xuất này không giúp Trung Quốc trả đũa Mỹ mà chỉ càng thúc đẩy nỗ lực phong tỏa các công ty công nghệ cao Trung Quốc của Washington" - ông Shi Yinhong, chuyên gia tại Trường ĐH Nhân dân (Trung Quốc), cảnh báo.

An ninh chuỗi cung ứng y tế đã nổi lên như một chủ đề chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đều cam kết tìm giải pháp cho vấn đề này sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) phơi bày các lỗ hổng trong hoạt động cung ứng thiết bị y tế và thuốc men của đất nước.

Các công ty dược phẩm Mỹ vẫn duy trì cơ sở nghiên cứu trong nước nhưng hoạt động sản xuất quy mô lớn đối với các loại thuốc generic giá rẻ gần như biến mất khỏi nước này. Ngoài ra, nhiều thành phần quan trọng của thuốc kháng sinh không còn được sản xuất ở Mỹ.

Theo dữ liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ, khoảng 40% các loại thuốc kháng sinh nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2019 đến từ Trung Quốc.

Cắt xuất khẩu thuốc sang Mỹ: Lựa chọn hạt nhân hay đòn tự sát của Trung Quốc? - Ảnh 2.

Một công ty dược tại tỉnh Giang Tô - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ông Zhang Weiwei, chuyên gia tại Trường ĐH Phục Đán (Trung Quốc) cho rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung cấp một số loại thuốc phổ biến là một điểm yếu của Washington và là một lợi thế của Bắc Kinh.

Trong một bài phát biểu đầu năm nay, ông này tự tin khoe rằng "tất cả bệnh viện ở Mỹ sẽ phải đóng cửa nếu thiếu nguồn cung từ Trung Quốc", do sự phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là nước sản xuất các thành phần hoạt chất dược phẩm (API, thành phần tiền chất sử dụng trong các loại thuốc generic) lớn nhất thế giới trong khi Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản là 3 nước nhập khẩu hàng đầu API của Trung Quốc.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không thông tin cụ thể về sản lượng API ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một lá thư gửi tới FDA hồi tháng 8-2019, Chủ tịch Ủy ban tài chính thượng viện Mỹ Chuck Grassley ước tính khoảng 80% các loại API sử dụng ở Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Còn theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc, nước này vào năm ngoái xuất khẩu 9,8 tỉ USD dược phẩm và 7,4 tỉ USD hóa chất hữu cơ (tính luôn cả API và thuốc kháng sinh) sang Mỹ.

Cắt xuất khẩu thuốc sang Mỹ: Lựa chọn hạt nhân hay đòn tự sát của Trung Quốc? - Ảnh 3.

Mỹ được cho là đang phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với dược phẩm. Ảnh: THX

Ông Shi nhận định nếu Trung Quốc thực hiện "lựa chọn hạt nhân" nói trên, Mỹ gần như không thể sản xuất trong nước hoặc tìm nguồn cung thay thế ngay trong ngắn hạn. Dù vậy, chuyên gia này chỉ ra rằng chính các công ty Trung Quốc cũng chịu thiệt hại vì phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ. Những công ty này "sẽ chết" nếu mất khách hàng Mỹ.

Trong khi đó, ông Zhao Daojiong, chuyên gia tại Trường ĐH Peking (Trung Quốc), cho rằng bất cứ động thái ngăn chặn xuất khẩu dược phẩm nào gần như chắc chắn sẽ khiến các công ty dược phẩm nước ngoài phải giảm mạnh hoặc đưa hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.

Mỹ từ lâu đã nhận thức được sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với dược phẩm. Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung vào năm ngoái đã xem đây là một "rủi ro an ninh".

Sự phụ thuộc trên được nêu bật vào tháng 2-2020 khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa do đại dịch Covid-19. Truyền thông Mỹ đưa tin người dân nước này Mỹ phải vật lộn để tìm mua các loại thuốc generic ở các hiệu thuốc địa phương.

Bà Rachna Shah, chuyên gia tại Trường ĐH Minnesota (Mỹ), cho biết các công ty Mỹ thuê nước ngoài sản xuất API vì hai lý do chính: nguyên liệu rẻ hơn và các quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn.

Theo bà Shah, Mỹ có thể cho hồi hương hoạt động sản xuất dược phẩm nếu nhận thấy Trung Quốc toan tính sử dụng "lựa chọn hạt nhân". Điều này sẽ tốn đôi chút thời gian nhưng về lâu dài tình hình sẽ ổn vì Mỹ có vốn dồi dào và năng lực nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo