xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu dè chừng Trung Quốc

HUỆ BÌNH

Từ đầu năm đến nay, chưa có đầu tư lớn nào từ các công ty châu Âu vào Trung Quốc

Liên minh châu Âu và Trung Quốc cam kết hợp tác hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như thương mại, kết nối cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, các vấn đề pháp lý... tại Đối thoại Chiến lược cấp cao thường niên lần thứ 6 ở thủ đô Brussels - Bỉ hôm 10-6.

“Mua” châu Âu

Đồng chủ trì cuộc đối thoại là đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Một ngày sau cuộc đối thoại, Thủ tướng Đức Angela Merkel dẫn đầu phái đoàn gồm khoảng 20 giám đốc điều hành Đức đến thăm Bắc Kinh. Với 164 tỉ USD kim ngạch thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Đức và Đức là đối tác lớn thứ năm của Trung Quốc.

Dù vậy, chuyến thăm Bắc Kinh lần thứ 9 này của bà Merkel khác với các chuyến công du thắt chặt quan hệ thương mại những năm trước. Nó diễn ra giữa lúc quan hệ Đức - Trung cạnh tranh hơn và bà Merkel đối mặt áp lực phải ngăn cản vụ Midea Group, tập đoàn sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất Trung Quốc, mua lại công ty sản xuất robot công nghiệp Kuka của Đức với khoản tiền lên tới 5,2 tỉ USD. Kuka cung cấp thiết bị tự động cho nhiều công ty hàng đầu như hãng chế tạo máy bay Airbus, hãng xe hơi Volkswagen, Fiat Chrysler...

Hồi tháng 5 vừa qua, quỹ đầu tư Fujian Grand Chip Investment Fund LP của Trung Quốc cũng đạt thỏa thuận mua Aixtron, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Đức, với giá 752 triệu USD. Trong khi đó, Công ty Hóa chất nhà nước Trung Quốc (ChemChina) đang dòm ngó SGL Carbon, một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới về vật liệu sợi carbon của Đức.

Không chỉ muốn thâu tóm SGL Carbon, ChemChina còn gây chú ý khi đề nghị mua tập đoàn khổng lồ Syngenta (Thụy Sĩ) với số tiền 43 tỉ USD. Nếu thương vụ Syngenta thành công, ChemChina sẽ trở thành nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới.


Sản phẩm robot của Công ty Kuka trong một cuộc triển lãm. Ảnh: SCMP

Sản phẩm robot của Công ty Kuka trong một cuộc triển lãm. Ảnh: SCMP

Chấm dứt kỷ nguyên vàng

Tăng trưởng kinh tế trong nước của Trung Quốc đang chựng lại. Vì vậy, theo hãng China News, trong kế hoạch 5 năm mới đây, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Chỉ trong quý đầu năm 2016, theo tờ báo tài chính Đức Handelsblatt, các công ty Trung Quốc đã đề nghị mua 12 doanh nghiệp Đức với số tiền 3,2 tỉ USD, cao hơn cả 5 năm qua cộng lại.

Do đó, không có gì khó hiểu khi thương vụ Kuka khiến Berlin lo lắng về ý đồ dài hạn của các công ty Trung Quốc, nhất là khi họ có sự trợ lực của chính quyền Bắc Kinh. Trong mục tiêu đề ra “Made in China 2025”, Trung Quốc muốn thay thế hình ảnh là nơi sản xuất hàng hóa rẻ tiền bằng hình ảnh nhà sản xuất công nghệ cao.

Điều này khiến Đức giám sát chặt chẽ các nhà đầu tư Trung Quốc, xem xét cẩn thận từng trường hợp thu mua nhằm tránh việc các công nghệ then chốt bị đánh cắp. Theo Bloomberg, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cảnh báo châu Âu cần có quy định để chống lại “sự cạnh tranh không công bằng” từ các nước có nền kinh tế nhà nước như Trung Quốc. Không chỉ vậy, chính phủ Đức còn lo ngại từ ảnh hưởng kinh tế, Bắc Kinh sẽ gây sức ép lên các vấn đề chính trị khác.

Không chỉ lấn “sân khách”, Trung Quốc cũng làm khó các công ty nước ngoài trên “sân nhà”. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn báo cáo trong tuần này của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết doanh nghiệp châu Âu ngày càng bi quan về sức khỏe kinh tế cũng như môi trường kinh doanh kém thân thiện tại Trung Quốc.

Khoảng 55% trong số hơn 1.300 doanh nghiệp được khảo sát cho rằng “kỷ nguyên vàng” cho các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đã chấm dứt. Tỉ lệ này năm 2014 là 46%. Doanh nghiệp “tại hầu hết các ngành” dự báo việc kinh tế suy giảm sẽ có tác động đáng kể lên họ. Khoảng 31% công ty than thở về khả năng sinh lời và 15% lo lắng về tăng trưởng - gần gấp đôi mức năm ngoái. Họ cũng tỏ ra thất vọng với tốc độ cải cách chậm chạp tại Trung Quốc.

Theo báo cáo trên, đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc trong năm 2015 là 9,3 tỉ euro, giảm 9% so với năm 2014, qua đó cho thấy “Trung Quốc đang đánh mất vị thế ưu tiên trong mắt nhiều công ty châu Âu”. Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, hôm 7-6 cho biết trong quý đầu năm nay, chưa có đầu tư lớn nào từ công ty châu Âu vào nước này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo