xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu đối mặt với dân số già

Hoàng Huy Đức (Theo tạp chí Capital và L’Express)

Đợt nắng nóng vừa qua ở Pháp và một số nước châu Âu làm nổi bật một vấn đề xã hội gay gắt: Người già không được gia đình và chính phủ chăm sóc đúng mực về sức khỏe khiến cho hàng ngàn người chết oan. Một vấn đề xã hội khác, cũng liên quan đến người già và không kém phần quan trọng làm chính phủ các nước châu Âu đau đầu không ít: Dân số già.

Hiện trạng...

Pháp cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác đang phải đối đầu với một thực tế là số lượng người già ngày càng nhiều, số dân thì không tăng mà thậm chí còn có xu hướng giảm. Theo các chuyên gia về dân số Pháp, vào năm 2040, cứ 3 người Pháp thì có 1 người trên 60 tuổi, so với tỉ lệ 5/1 như hiện nay. Sự bùng nổ sinh đẻ sau chiến tranh thế giới  đã khiến số lượng người sắp đến tuổi nghỉ hưu đang ngày càng tăng, và đi kèm với nó là sự gia tăng các khoản tài chính khổng lồ để trả lương hưu. Từ nay đến năm 2035, mỗi năm Pháp sẽ có thêm 250.000 người về hưu so với 110.000 người hiện nay.

Về giải pháp, như một số quốc gia đã áp dụng, Pháp dự tính kéo dài thời gian đóng góp cần thiết để đạt được đầy đủ tỉ lệ lương hưu theo quy định. Với giải pháp này thì tuổi nghỉ hưu là 60 ở Pháp hiện nay không còn phù hợp. Tại nhiều nước châu Âu khác như CHLB Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, người ta đã tăng tuổi nghỉ hưu lên 65. Chính phủ Pháp quyết định. Cải cách chế độ lương hưu mặc dù các tổ chức nghiệp đoàn đã phản đối quyết liệt việc cải cách này bằng những cuộc tổng bãi công đại quy mô hồi tháng 7 vừa qua. Tại CHLB Đức, tình hình có vẻ còn tồi tệ hơn. Trong vòng 30 năm tới, số người hưởng lương hưu tại Đức sẽ là 20 triệu trên tổng số 30 triệu người trong độ tuổi lao động. Hơn nữa, giá nhân công quá cao ở Đức sẽ là gánh nặng cho các quỹ hưu bổng và giảm tình trạng cạnh tranh quốc tế.

... Và giải pháp

Để đối phó với tình trạng trên, Đức đã tăng tuổi nghỉ hưu, trong tương lai nước này dự tính sẽ giảm tỉ lệ lương hưu từ 70% lương cơ bản xuống còn 68%, đồng thời người lao động sẽ phải đóng góp 18% và người sử dụng lao động sẽ phải đóng góp 10% các khoản đóng góp xã hội. Tại Thụy Điển, việc cải cách chế độ hưu trí đã được thông qua năm 1994 hiện đang được áp dụng, chủ trương thay đổi quỹ tiền lương tùy theo số lượng người về hưu và tuổi thọ trung bình của mỗi thế hệ. Chính phủ Thụy Điển dự tính tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67. Hiện nước này có tỉ lệ người cao tuổi so với dân số là cao nhất thế giới, với hơn 1,8 triệu người trên 65 tuổi, và đây cũng là quốc gia có quỹ hưu trí tư nhân phát triển nhất tại khu vực châu Âu. Xu thế của các nước EU (trong đó có Áo, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã áp dụng) là tuổi nghỉ hưu của nữ và nam sẽ là như nhau. Đức dự tính thực hiện vào năm 2010. Tại Ý, tuổi nghỉ hưu của nữ tăng từ 57 lên 60.

Việc sử dụng lao động cao tuổi làm việc nửa ngày có xu hướng tăng. Tại Hà Lan, nhiều công ty cho thuê động sản và bất động sản sử dụng toàn người lao động cao tuổi, gọi chung là các công ty 65+, phần lớn đều làm việc nửa ngày hoặc từ 10 đến 20 giờ/tuần. Còn tại Thụy Điển, hãng sản xuất xe hơi Volvo đã thành lập những đội lắp ráp cao tuổi, mặc dù chậm nhưng họ có kinh nghiệm, cẩn thận hơn và ít khi vắng mặt hơn các lao động trẻ hay tại Nhật Bản, Công ty Điện tử Matsushita Electric đã thành lập riêng một nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng, nơi chỉ toàn là người của hãng đã nghỉ hưu có nguyện vọng được tiếp tục làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo