xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ

Đỗ Quyên (Theo The Washington Post)

(NLĐO)- Thêm các chi tiết bắt đầu nổi lên từ Lầu Năm Góc về 3 mục tiêu mà Mỹ và đồng minh không kích vào Syria đêm 13-4.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh: Washington Post

Cuộc không kích của liên minh đã nhắm 76 tên lửa vào Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Barzah, phá hủy cơ sở này và xóa sổ năng lực vũ khí hóa học Syria xây dựng nhiều năm, quân đội Mỹ cho biết trong đánh giá ban đầu hôm 14-4.

Mục tiêu thứ hai và thứ ba của cuộc không kích là một phần của phức hợp vũ khí hóa học Him Shinshar, bên ngoài TP Homs.

Quân đội Mỹ khẳng định các cuộc không kích đã phá hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học của phức hợp nói trên và nhắm trúng cũng như phá hủy boong-ke vũ khí hạt nhân của cơ sở.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 2.

Cuộc không kích của liên minh đã nhắm 76 tên lửa vào Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Barzah. Ảnh: Washington Post

Trung tướng Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ Kenneth F. McKenzie Jr., Tư lệnh tham mưu của Lầu Năm Góc, cho hay: "Chúng tôi triển khai 105 tên lửa nhắm vào 3 mục tiêu có tác động tới năng lực của chế độ Syria trong phát triển, triển khai và sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai".

Cũng theo lời vị tướng ba sao này, các cơ sở bị nhắm mục tiêu nói trên là các căn cứ cơ bản của hạ tầng tác chiến hóa học của Damascus.

Để tiến hành các cuộc tấn công này, quân đội Mỹ đã phối hợp lực lượng với các đơn vị của Anh và Pháp, phát động tấn công từ các cứ điểm không quân và hải quân ở biển Đỏ, Vịnh Ba Tư và Đông Địa Trung Hải.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 3.

Ảnh do Không quân Mỹ công bố, trong đó các phi hành đoàn với Nhóm Bảo trì Viễn chinh số 397 thực hiện cuộc kiểm tra trước khi bay đối với một máy bay Lancer B-1B của Liên đội Bom số 34 hôm 13-4 tại Căn cứ không quân Al Udeid tại Qatar

Hồi đầu năm 2017, giới chức thanh sát từ Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã tới cơ cở Barzah. Cơ sở này là một phần của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria (SSRC) – một tổ chức bị Bộ Tài chính Mỹ tố cáo là cơ quan chính phủ Syria chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất vũ khí bất thường và có ý định phân phối vũ khí này.

Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với 271 nhân sự tại SSRC hồi năm ngoái nhằm trừng phạt vụ tấn công chất độc sarin vào dân thường ở Khan Sheikhoun. Bộ Tài chính Mỹ khẳng định những người bị trừng phạt nói trên có chuyên môn về hóa học và các lĩnh vực liên quan khác, làm việc cho chương trình vũ khí hóa học của SSRC ít nhất từ năm 2012.

Chính quyền của Tổng thống Trump đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào một trong các căn cứ không quân của Tổng thống Assad vào tháng 4-2017 nhằm đáp trả vụ sử dụng vũ khí hóa học ở Khan Sheikhoun.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 4.

Hình ảnh chụp trước ngày tấn công tên lửa tại cơ sở nghiên cứu Barzah, Bắc Damascus. Ảnh vệ tinh của 2018 DigitalGlobe

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 5.

...sau cuộc tấn công. Ảnh: 2018 DigitalGlobe

Bản tin của BBC ngay sau vụ không kích năm ngoái nói rằng chính phủ Syria vẫn tiếp tục sản xuất vũ khí hóa học ở các cơ sở nghiên cứu.

Dẫn một tài liệu tình báo phương Tây, BBC lúc đó nói rằng chính phủ Syria đang sản xuất vũ khí hóa học tại 3 cơ sở SSRC, trong đó có một cơ sở của Barzah và liên minh các lực lượng Mỹ, Anh và Pháp nói rằng họ đã phá hủy cơ sở này trong cuộc không kích đêm 13-4.

Theo BBC, báo cáo tình báo của phương Tây cho thấy cơ sở Barzah chuyên sản xuất vũ khí hóa học cho tên lửa tầm xa và đạn pháo.

Trong khi đó, cho đến nay có rất ít thông tin về cơ sở cũng nằm trong mục tiêu vụ tấn công mới nhất của Mỹ bên ngoài TP Homs. Phía quân đội Mỹ gọi đây là phức hợp vũ khí hóa học Hims Shinshar.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 6.

Mục tiêu cuộc tấn công ở gần Homs. Ảnh: Washington Post

Vào những năm 1980, báo The New York Times từng đăng một bài biết về căn cứ không quân bên ngoài tỉnh Homs, được biết tới là Shinshar – nơi Liên Xô cũ từng để tên lửa chống máy bay, chủ yếu để tự vệ trước các cuộc tấn công của Israel.

Theo lời Tướng McKenzie trong các đánh giá ban đầu về cuộc tấn công Syria mới nhất, cơ sở nhà kho của Hims Shinshar đã bị phá hủy nhưng cơ sở boong-ke chỉ bị đánh trúng và hư hại. Cũng theo đó, Lầu Năm Góc tỏ ý không tự tin cuộc không kích phá hủy hoàn toàn phức hợp ngầm của cơ sơ này hoặc không có ý định đó.

Hiện chưa rõ cơ sở báo New York Times đưa tin ở trên ở Shinshar có cùng một cái với mục tiêu không kích của Mỹ và đồng minh đêm 13-4 hay không. Lầu Năm Góc mô tả cơ sở này nằm phía Tây Homs, trong khi làng Shinshar nằm ở phía Nam.

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 7.

Mục tiêu ở gần Homs trước cuộc tấn công. Ảnh: 2018 DigitalGlobe

Chi tiết tình trạng các mục tiêu tại Syria sau cuộc không kích của Mỹ - Ảnh 8.

... và sau cuộc tấn công. Ảnh: 2018 DigitalGlobe

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo