xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến sự “ám” hòa đàm Ukraine

Hoàng Phương

Nếu Mỹ hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, Nga có thể đáp trả bằng cách cung cấp công nghệ quốc phòng nhạy cảm cho Trung Quốc

Chiến sự leo thang ở miền Đông Ukraine và những tranh cãi chính trị đang phủ bóng đen lên hội nghị cấp cao 4 bên diễn ra ở thủ đô Minsk - Belarus vào chiều 11-2 (giờ địa phương).

Dọa dẫm và lo âu

Theo đài BBC, các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp, Đức tập trung bàn vấn đề ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng, thiết lập một vùng phi quân sự và trao đổi tù binh ở miền Đông Ukraine tại cuộc họp được đặt nhiều hy vọng này.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 10-2, người đồng cấp Mỹ Barack Obama cảnh báo Moscow sẽ đối mặt những tổn thất lớn hơn nếu tiếp tục có những “hành động gây hấn” ở Ukraine, như “gửi binh sĩ, vũ khí và hỗ trợ tài chính cho phe ly khai”. Để tránh nguy cơ này, theo ông Obama, nhà lãnh đạo Nga cần nắm lấy cơ hội hòa đàm ngày 11-2. Trong cuộc điện đàm khác, Tổng thống Obama và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhấn mạnh Nga cần tuân thủ cam kết của thỏa thuận đạt được tại Minsk hồi tháng 9-2014.

 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thăm TP Kramatorsk tối 10-2 Ảnh: REUTERS
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thăm TP Kramatorsk tối 10-2 Ảnh: REUTERS

 

Một nguồn tin ngoại giao Nga tiết lộ có 70% khả năng hội nghị cấp cao ngày 11-2 đạt được thỏa thuận bất chấp việc Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thừa nhận các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về một số vấn đề tại những cuộc gặp chuẩn bị, như: quy chế dành cho miền Đông Ukraine, cơ chế bảo đảm sự toàn vẹn của các đường biên giới Ukraine và những điều kiện ngừng bắn. Không lạc quan như Moscow, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhắc nhở việc tổ chức hội nghị cấp cao không phải là sự bảo đảm cho thành công, nhất là khi chưa bất đồng nào được giải quyết.

Bạo lực gia tăng dữ dội

Ngoài tranh cãi chính trị, triển vọng đạt được thỏa thuận hòa bình còn bị đe dọa bởi sự gia tăng bạo lực ở miền Đông Ukraine. Theo hãng tin AP, đạn pháo đã bắn trúng một trạm xe buýt ở TP Donetsk thuộc quyền kiểm soát của phe ly khai hôm 11-2 khiến ít nhất 2 người thiệt mạng.

Cùng ngày, Tổng thống Poroshenko bất ngờ đến thăm TP Kramatorsk, nơi Kiev cho biết 16 người đã thiệt mạng và 48 người bị thương trong một vụ tấn công rốc-két hôm 10-2 mà phe ly khai bác bỏ sự liên quan. “Chúng tôi yêu cầu một lệnh ngừng bắn, rút toàn bộ binh sĩ nước ngoài và đóng cửa biên giới” - ông Poroshenko phát biểu.

Trong khi đó, phe ly khai tuyên bố đã phong tỏa tuyến đường tiếp tế cho binh sĩ chính phủ đang bị bao vây ở thị trấn Debaltseve, gần Donetsk. Ở chiều ngược lại, chỉ huy của một nhóm tay súng tình nguyện trung thành với Kiev cho biết lực lượng của họ tại Mariupol đang tấn công phe ly khai bên ngoài thành phố này. Đài BBC nhận định chiến sự leo thang do cả 2 bên đều tìm cách kiểm soát càng nhiều lãnh thổ càng tốt trước khi có bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đạt được.

Tranh cãi về chuyện cung cấp vũ khí cho Ukraine nhiều khả năng cũng tác động không nhỏ đến kết quả hội nghị. Ngoại trưởng Fabius hôm 11-2 tái khẳng định Pháp phản đối cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine sau khi Anh cho biết đang xem xét lại lập trường này. Trước đó, tổng thống Mỹ từ chối loại trừ khả năng viện trợ “vũ khí phòng vệ sát thương” cho Kiev.

Giới phân tích quốc phòng Nga nhận định nước này sẽ xem động thái trên là lời tuyên chiến bởi Washington khi đó sẽ trở thành “đối tượng tham gia trực tiếp cuộc chiến tranh”. Theo báo The Moscow Times, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga đe dọa họ có thể đáp trả bằng cách cung cấp công nghệ quốc phòng nhạy cảm cho Trung Quốc để giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao hoặc khích lệ Iran gây chiến với Ả Rập Saudi nhằm đẩy giá dầu lên cao.

 

Khó cô lập Nga

Chuyến thăm Ai Cập trong 2 ngày 9 và 10-2 của Tổng thống Vladimir Putin không chỉ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương mà còn giúp Nga phát đi thông điệp đến Mỹ: Sức ép của phương Tây không thể cô lập được Moscow trên trường quốc tế. “Ông Putin đang chứng tỏ cho mọi người thấy mình không bị cô lập. Đây cũng là cách để làm suy yếu Mỹ bởi Ai Cập là một đồng minh của nước này” - ông Ben Judah, tác giả một quyển sách về Tổng thống Putin, nhận định.

Trước Ai Cập, ông Putin đã có gần 20 chuyến công du nước ngoài trong năm 2014, so với chỉ 6 chuyến của năm trước đó và đạt được không ít kết quả. Chẳng hạn, tổng thống Nga đạt được thỏa thuận về khí đốt với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc về hợp tác hạt nhân với Argentina, Ấn Độ...

Tạp chí The Atlantic (Mỹ) nhận định hội nghị cấp cao ở Minsk, cùng với những chuyến đi nêu trên, cho thấy việc cô lập ông Putin không phải là chuyện dễ lúc này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo