xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống thay đổi khí hậu bằng ruột chuột túi

PHẠM THANH

Con chuột túi (kangaroo) đang trở thành một thần tượng của người Úc bởi tính thân thiện với môi trường của nó. Này nhé, đây là con vật không cần nuôi theo quy mô công nghiệp, không cần tiêm vắc-xin, không cần cho uống thuốc kháng sinh mà thịt vẫn có nhiều đặc tính quý báu về mặt dinh dưỡng

Ví dụ, thịt chuột túi “ít mỡ, giàu đạm và rất an toàn”, theo giáo sư Peter Ampt ở Trường Đại học New South-Wales. Theo một kết quả thăm dò gần đây nhất, 20% dân Úc đồng ý tôn vinh thịt chuột túi là món ăn vừa bổ dưỡng vừa lành mạnh. Chuột túi không mắc bệnh bò điên hay lở mồm long móng như đám bò, cừu.

Phát hiện mới nhất về lợi ích của chuột túi là khi đánh rắm nó không xả methane, một thứ khí gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất như bò và dê, cừu. Sở dĩ được như thế là vì trong ống tiêu hóa chuột túi có một loại vi khuẩn đặc biệt ngăn chặn việc hình thành khí methane.

Ứng dụng vào thực tiễn, theo báo The Australian, gần đây một nhóm nhà khoa học, do bác sĩ Athol Klieve làm trưởng nhóm, đã nghiên cứu việc đưa con vi khuẩn “đặc sản” của loài chuột túi vào ống tiêu hóa bò và dê, cừu để góp phần hạn chế tác hại của khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học này, tại Úc, mỗi năm loài bò và dê, cừu thải ra 14% khí methane có hại cho môi trường. Con số này chỉ kém các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Ở New Zealand, lượng khí methane do bò và dê, cừu thải ra còn cao hơn nhiều do mật độ chăn nuôi cao hơn Úc, đạt tới 50%.

Nghiên cứu sâu con vi khuẩn nói trên, các nhà khoa học Úc khám phá ra rằng nó làm cho dễ tiêu và tránh được chứng trướng bụng. Riêng chuyện này cũng đã tiết kiệm được hàng triệu USD tiền thức ăn gia súc. Trở ngại duy nhất hiện nay là các nhà nghiên cứu cần ít nhất 3 năm để phân lập được con vi khuẩn thân thiện với môi trường nói trên. Rồi sau đó mới có thể chuyển chỗ ở của nó qua ống tiêu hóa của loài bò và dê, cừu.

Từ ý tưởng trên, một số nhà khoa học còn đề xuất một biện pháp triệt để hơn: Không dùng thịt bò và dê, cừu làm món nướng barbecue mà chỉ dùng thịt chuột túi. Biện pháp này nhằm giảm bớt số lượng chuột túi quá lớn hiện nay ở Úc do mắn đẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo