xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa đến lúc nương tay với Triều Tiên?

Xã luận của báo Japan Times

Theo báo cáo mới của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, GDP của Triều Tiên sụt giảm 3,5% trong năm 2017, mức cao nhất trong 2 năm qua.

Kết quả này có lẽ khiến giới lãnh đạo Triều Tiên không khỏi bị sốc, nhất là khi nền kinh tế nước này từng tăng trưởng đến 3,9% năm trước đó. Sự sụt giảm cho thấy tác động của việc Liên Hiệp Quốc tăng cường trừng phạt lên Bình Nhưỡng vì chương trình vũ khí hạt nhân.

Là quốc gia dẫn đầu chiến dịch cô lập và gây sức ép Triều Tiên, Mỹ khăng khăng lệnh trừng phạt vẫn có hiệu lực trong thời gian thương thảo hạt nhân. Dù vậy, Washington không còn sử dụng cụm từ "sức ép tối đa" nữa và Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ không thúc đẩy thêm biện pháp trừng phạt.

Chưa đến lúc nương tay với Triều Tiên? - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju thăm Nhà máy mỹ phẩm Sinuiju Ảnh: REUTERS

Sự kiện Triều Tiên ngưng thử hạt nhân, tên lửa và một loạt hội nghị thượng đỉnh vừa qua khiến Nga, Trung Quốc ủng hộ dỡ bỏ các trừng phạt nặng nề nhất. Hoạt động giao thương dọc biên giới Trung Quốc - Triều Tiên gia tăng mấy tháng gần đây trong lúc có bằng chứng tàu Trung Quốc và Nga chuyển nhiên liệu cho tàu Triều Tiên. Hàn Quốc cũng tin rằng đã đến lúc giảm sức ép lên nước láng giềng trong bối cảnh 2 miền Triều Tiên thăm dò hợp tác kinh tế.

Triều Tiên phủ nhận chuyện nước này ngồi vào bàn đàm phán là do áp lực kinh tế. Ngược lại, họ nói đã phát triển hạt nhân và tên lửa đến mức độ mong muốn nên chuyển sang phát triển kinh tế. Một dấu hiệu chứng tỏ sự chuyển hướng này là nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có 11 chuyến thị sát kinh tế và 3 chuyến giám sát quân sự trong năm nay (so với lần lượt 15 chuyến kinh tế và 30 chuyến quân sự vào năm ngoái).

Dù vậy, Nhật Bản vẫn muốn duy trì sức ép tối đa. Nước này nghi ngờ việc giảm nhẹ sức ép sẽ giúp Bình Nhưỡng vừa bảo vệ được vũ khí hạt nhân vừa phát triển kinh tế. Hơn nữa, không có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên sẵn sàng lưu tâm đến vấn đề những người Nhật bị bắt cóc. Nhật Bản phải tiếp tục hợp tác với Mỹ và các đối tác ngoại giao khác để giữ nguyên sức ép tại Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo