xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyến công du "đi dây" của thái tử Ả Rập Saudi

NGÂN THƯƠNG (lược dịch theo báo South China Morning Post)

Thái tử Mohammed bin Salman có thể tranh thủ việc Pakistan muốn xét lại siêu dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá hơn 45 tỉ USD

Chuyến công du 3 nước châu Á gần đây của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chủ yếu nhằm thể hiện ông vẫn vững vàng bất chấp những chỉ trích của phương Tây về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi và cuộc nội chiến ở Yemen. Mục đích tiếp theo là khai thác các cơ hội địa - chính trị và kinh tế.

Bằng cách lần lượt thăm Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Thái tử Mohammed muốn tìm sự bù đắp cho việc Mỹ và châu Âu đang tính chuyện cấm vận vũ khí và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Ả Rập Saudi. Thái tử Mohammed đã thay đổi lịch trình vào phút chót: Đến Pakistan muộn một ngày và hoãn các chuyến thăm Malaysia và Indonesia. Mặc dù vậy, chuyến công du vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn.

Ả Rập Saudi hy vọng thắt chặt quan hệ với Pakistan, qua đó có thể trông chừng người láng giềng Iran. Chuyến thăm của Thái tử Mohammed diễn ra vào lúc Pakistan dần chuyển hướng sang Ả Rập Saudi trong khi quan hệ với Trung Quốc - đồng minh thân thiết nhất của họ - lại căng thẳng hơn. Các khoản hỗ trợ tài chính Riyadh dành cho Islamabad đều nhằm ngăn nước này mở rộng quan hệ với Iran. Sự hỗ trợ đó bao gồm khoản tiền gửi 3 tỉ USD vào Ngân hàng Trung ương Pakistan để giúp nước này củng cố cán cân thanh toán; 3 tỉ USD khác để thanh toán tiền dầu nhập khẩu trả chậm và khoảng 10 tỉ USD dự kiến đầu tư cho tỉnh Balochistan, nơi đang có rất nhiều vấn đề và lại giáp ranh với Iran.

Chuyến công du đi dây của thái tử Ả Rập Saudi - Ảnh 1.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan (trái) ngồi xe ngựa cùng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đến phủ tổng thống Pakistan ở thủ đô Islamabad hồi tháng 2 vừa qua. Ảnh: REUTERS

Thái tử Mohammed cũng có thể tranh thủ việc Pakistan bắt đầu bất mãn với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và muốn xét lại siêu dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá hơn 45 tỉ USD. Tuy nhiên, đầu tư cho Pakistan cũng đồng nghĩa ý định thắt chặt các mối quan hệ kinh tế và an ninh với Ấn Độ sẽ gặp khó khăn, nhất là giữa lúc hai quốc gia Nam Á đang hục hặc với nhau. Ấn Độ đã tuyên bố sẽ cô lập Pakistan khỏi cộng đồng quốc tế - bao gồm yêu cầu Lực lượng Đặc nhiệm tài chính (FATF), một tổ chức quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, liệt Pakistan vào danh sách đen.

Không chỉ bị thử thách bởi điểm nóng Ấn Độ - Pakistan, Thái tử Mohammed còn phải bận tâm đến cảng nước sâu Chabahar của Iran (do Ấn Độ hậu thuẫn). Một nghiên cứu công bố vào cuối năm 2017 của Viện Nghiên cứu quốc tế về Iran (Ả Rập Saudi) nhận định cảng Chabahar là "mối đe dọa trực tiếp đối với các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh". Nghiên cứu cảnh báo Chabahar giúp tăng đầu tư nước ngoài vào Iran cũng như hỗ trợ Iran xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, qua đó gây bất lợi cho Ả Rập Saudi.

Dĩ nhiên, sự đầu tư về cả kinh tế và địa chính trị mà Ả Rập Saudi dành cho Pakistan chắc chắn là nội dung hội đàm chính giữa Thái tử Mohammed với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắc Kinh đã bác bỏ kế hoạch ban đầu của Pakistan khi nước này muốn thêm vào dự án CPEC một nhà máy lọc dầu ở TP Gwadar (do Ả Rập Saudi đầu tư). Được xem là "viên ngọc quý" của Sáng kiến Vành đai và Con đường, Gwadar chỉ cách cảng Chabahar chưa tới 70 km.

Dù vậy, Trung Quốc cũng hưởng lợi từ sự đầu tư của Ả Rập Saudi vào Pakistan, bất chấp những lo ngại về những ý định của vương quốc Ả Rập này. Nguồn tài chính từ Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) khiến Pakistan không cần quá gấp gáp trong việc cầu cứu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nhờ vậy, Trung Quốc cũng tránh được nguy cơ phải tiết lộ những điều khoản tài chính của các dự án liên quan đến CPEC - một điều kiện mà IMF đòi hỏi trong gói cứu trợ Pakistan.

Trong khi đó, tuy Thái tử Mohammed không giải thích việc trì hoãn chuyến thăm Malaysia nhưng có vẻ tiền và đầu tư không đủ để khắc phục những vấn đề giữa Ả Rập Saudi với quốc gia Đông Nam Á này. Kể từ sau chiến thắng bất ngờ của Thủ tướng Mahathir Mohamad trong cuộc tuyển cử Malaysia năm ngoái, quan hệ giữa 2 nước không còn êm ả bởi Ả Rập Saudi từng bảo vệ cựu Thủ tướng Najib Razak. Không những vậy, chiến thắng của ông Mahathir còn giúp ông Mohamad Sabu, một nhân vật thường xuyên chỉ trích Ả Rập Saudi, ngồi vào ghế bộ trưởng quốc phòng.

Sau đó, ông Sabu rút binh lính Malaysia khỏi Liên minh Quân sự Hồi giáo chống khủng bố (IMCTC), một liên minh có sự tham gia của 41 quốc gia do Ả Rập Saudi tài trợ. Ông còn đóng cửa một trung tâm chống khủng bố do Ả Rập Saudi cấp kinh phí. Đó là Trung tâm Hòa bình quốc tế Quốc vương Salman ở TP Putrajaya, nằm trên diện tích đất 16 ha ngay gần khu văn phòng của thủ tướng Malaysia. Trung tâm này do chính phủ của cựu Thủ tướng Razak cấp đất và được đích thân nhà vua Salman - cha của Thái tử Mohammed - khánh thành vào năm 2017.

Gần như chắc chắn là sau khi kết thúc chuyến công du châu Á, Thái tử Mohammed vẫn ít được hoan nghênh ở Washington hay thủ đô các nước phương Tây. Tuy nhiên, mục tiêu ông ưu tiên thể hiện là khả năng lèo lái và nắm bắt một "bãi mìn" vốn chằng chịt những mâu thuẫn về lợi ích địa chính trị - một điều mà đến giờ ông vẫn chưa chứng tỏ được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo