xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

COP 21 cần thêm thỏa hiệp

Thu Hằng

Bất chấp vừa có thêm một cuộc đàm phán nước rút xuyên đêm, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) ở thủ đô Paris - Pháp vẫn không thể về đích đúng thời gian dự kiến hôm 11-12.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói cuộc họp vẫn đang đi đúng hướng nhưng các bên cần thêm thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận lịch sử, do đó hạn chót được dời sang ngày 12-12.

Bản dự thảo thỏa thuận mới nhất dài 29 trang công bố hôm 10-12 đã giải quyết hơn 2/3 khác biệt giữa đại diện 195 nước tham gia. Tuy nhiên, một trong những trở ngại nổi cộm nhất là yêu cầu các nước cứ 5 năm phải cập nhật mục tiêu cắt giảm khí thải một khi thỏa thuận trên được ký kết và có hiệu lực vào năm 2020.

Cao ủy về vấn đề khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Miguel Arias Cañete nhấn mạnh: “Thỏa thuận sẽ vô nghĩa nếu không có chu trình 5 năm này”. Trái lại, đại diện Trung Quốc khăng khăng nước này không thể thay đổi kế hoạch về khí hậu trong ít nhất 15 năm tới, bởi kế hoạch hạn chế khí thải carbon của họ đã được ấn định trong 10 năm (từ 2020-2030).

 

COP 21 trải qua nhiều cuộc họp thâu đêm vô cùng mệt mỏi. Ảnh: BBC
COP 21 trải qua nhiều cuộc họp thâu đêm vô cùng mệt mỏi. Ảnh: BBC

 

Một vấn đề khác dù không mới nhưng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bế tắc: Nước nào sẽ móc hầu bao cho gói hàng trăm tỉ USD mà các nước giàu hứa hẹn đóng góp để hỗ trợ nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đây cũng chính là nguyên nhân gây xung khắc lớn giữa 2 nước thải khí carbon nhiều nhất thế giới hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 11-12 nhấn mạnh trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu phải tăng cường hợp tác với tất cả các bên để thúc đẩy sự thành công của COP 21.

Tuyên bố như vậy nhưng khi đề cập tới chuyện chia sẻ gánh nặng tài chính với các nước phát triển để chống biến đổi khí hậu thì Bắc Kinh lại “đột xuất nghèo”. Tờ The New York Times mới đây đăng bài viết mỉa mai rằng mới tuần trước Bắc Kinh còn hoan hỉ ăn mừng sức mạnh kinh tế được công nhận khi đồng nhân dân tệ được vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế nhưng đến COP 21 họ lại than nghèo.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm 11-12 cho biết sẽ cung cấp khoản vay 300 triệu USD cho Trung Quốc để đối phó ô nhiễm không khí sau khi Bắc Kinh lần đầu tiên nâng báo động lên mức cao nhất hồi đầu tuần và mới gỡ bỏ hôm 10-12.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo