xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19 đè nặng kinh tế thế giới

Hoàng Phương

Kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III

Kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh tế tại nhiều nước. Đó là dự báo trong báo cáo mới được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố hôm 13-5, cùng với đó là cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn nếu làn sóng lây nhiễm thứ 2 bùng phát.

Theo báo cáo, kinh tế thế giới sẽ bị tổn thất gần 8.500 tỉ USD trong 2 năm 2020 và 2021. Ngoài ra, thương mại thế giới được dự báo giảm 15% trong năm 2020 do sự sụt giảm mạnh của nhu cầu toàn cầu và sự gián đoạn của các chuỗi nguồn cung thế giới.

Kể từ khi khởi phát vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 đã khiến gần 4,5 triệu người nhiễm bệnh và 300.000 người tử vong. Không dừng lại ở đó, theo Reuters, nhiều doanh nghiệp phải tạm thời dừng hoạt động và hàng trăm triệu người khắp thế giới được yêu cầu ở nhà trong lúc giới khoa học chạy đua phát triển vắc-xin phòng ngừa và thuốc đặc trị.

Covid-19 đè nặng kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng mua sắm tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc hôm 13-5.Ảnh: REUTERS

"Nếu tiếp tục kéo dài và cái giá về kinh tế trở nên quá cao, cuộc chiến chống đại dịch sẽ tái định hình mạnh mẽ thương mại và toàn cầu hóa" - báo cáo nhận định. Đáng chú ý, theo cảnh báo của LHQ, nạn thất nghiệp và việc mất thu nhập do đại dịch sẽ khiến tình trạng nghèo trên toàn cầu thêm nghiêm trọng.

Ước tính sẽ có thêm 34,3 triệu người rơi vào tình trạng cực nghèo trong năm 2020, trong đó 56% người là tại châu Phi. Không dừng lại ở đó, báo cáo dự báo sẽ có thêm 130 triệu người rơi vào cảnh cực nghèo vào năm 2030, giáng đòn mạnh vào các nỗ lực trên toàn cầu nhằm giảm tình trạng cực nghèo và đói vào cuối thập niên này.

Hồi tháng 1-2020, trước khi Covid-19 thành đại dịch, LHQ dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% năm 2020. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng của LHQ Elliott Harris nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu đã thay đổi đáng kể từ khi dịch Covid-19 lan rộng, khiến hoạt động kinh tế bị hạn chế trên diện rộng và bất ổn gia tăng.

Báo cáo trên cho biết gần 90% nền kinh tế thế giới ít nhiều bị phong tỏa, khiến các chuỗi cung ứng bị "đứt", nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và hàng triệu người mất việc làm. Theo ông Harris, thế giới đang đối mặt một cuộc suy thoái nghiêm trọng chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.

Mức giảm 3,2% được dự báo nói trên cao hơn đôi chút so với mức giảm 3% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo hồi giữa tháng 4. Ngoài ra, LHQ dự báo các nền kinh tế phát triển và đang phát triển sẽ tăng trưởng lần lượt 3,4% và 5,3% trong năm 2021, còn IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới là 5,8%. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu nhất, theo LHQ, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III.

Theo ông Harris, các chính phủ cần khống chế đại dịch, giảm thiểu tác động kinh tế của nó và khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khó ở đây là làm sao cân bằng giữa việc cứu tính mạng và cứu việc làm. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 và hỗ trợ các nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. 

Tín hiệu lạc quan

Theo thống kê mới của trang worldometers.info, hơn 1,6 triệu người được ghi nhận khỏi bệnh trong tổng số gần 4,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo trang Newsweek, các quan chức cho rằng số người phục hồi sau khi mắc Covid-19 còn cao hơn thế bởi có những trường hợp bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa từng được xét nghiệm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những ca phục hồi được đánh giá dựa trên 1 trong 2 yếu tố: triệu chứng và xét nghiệm. Xét theo triệu chứng, những ca nhiễm được cho là phục hồi nếu người bệnh tự hết sốt mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt và cải thiện các triệu chứng về vấn đề hô hấp. Dựa trên phương pháp xét nghiệm, người bệnh chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi họ cho kết quả âm tính trong ít nhất 2 lần xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được thực hiện liên tiếp trong vòng 24 giờ.

Với số ca nhiễm cao nhất trên toàn thế giới hơn 1,43 triệu ca, Mỹ cũng có số trường hợp hồi phục cao nhất với hơn 310.000. Tây Ban Nha là nước có số ca hồi phục cao thứ hai, theo sau là Đức. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nơi bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo người dân chưa thể trở lại cuộc sống bình thường cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị đối với Covid-19. Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo