xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CUỘC VƯỢT NGỤC KỲ LẠ CỦA EL CHAPO (*): Mexico sai lầm vì từ chối dẫn độ

NGUYỄN CAO

Trước và sau vụ vượt ngục hôm 11-7, Mexico đã không chỉ một lần bỏ ngoài tai yêu cầu dẫn độ El Chapo về Mỹ và trợ giúp kỹ thuật cao để truy bắt ông trùm ma túy này

El Chapo (“gã lùn”) Guzman đang bị ít nhất 8 tòa án Liên bang Mỹ truy tố về các tội nghiêm trọng liên quan đến ma túy, rửa tiền và giết người.

Vì thể diện, chủ quyền quốc gia

Chính quyền Washington đặc biệt quan tâm đến El Chapo vì nhiều lẽ. Bộ Tài chính gọi hắn là “kẻ buôn lậu ma túy hùng mạnh nhất thế giới”. Cơ quan Tình báo DEA (lực lượng chống ma túy) của Bộ Tư pháp gọi hắn là “bố già của thế giới ma túy”. Nói chung, El Chapo trở thành “kẻ thù chung số 1” của Mỹ với thành tích mỗi năm tuồn vào nước này số lượng ma túy (từ cocaine đến ma túy đá) trị giá 30 tỉ USD.

Hàng triệu tờ rơi được phân phát cho dân chúng Mexico trong nỗ lực tìm bắt El Chapo Ảnh: REUTERS
Hàng triệu tờ rơi được phân phát cho dân chúng Mexico trong nỗ lực tìm bắt El Chapo Ảnh: REUTERS

Mỗi lần Mexico bắt được El Chapo (năm 1993 và 2014), Mỹ đều đề nghị dẫn độ ông trùm về Mỹ để xét xử. Và quan trọng hơn, để “hắn không có cơ hội vượt ngục” bởi vì hệ thống tư pháp và nhà tù Mỹ ưu việt hơn Mexico, nhất là trong chuyện “kháng virus tham nhũng”. Theo Mỹ, việc El Chapo dùng tiền (khoảng 2,5 triệu USD) mua chuộc từ giám đốc đến lao công nhà tù Puente Grande ở  Jalisto để vượt ngục lần thứ  nhất vào ngày 19-1-2001 là một minh chứng không thể chối cãi.

Sau khi El Chapo bị bắt lại vào ngày 22-2-2014, Mỹ tiếp tục đề nghị Mexico dẫn độ El Chapo về Mỹ để xét xử. Hồi đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Barack Obama chính thức đề nghị việc này. Công hàm do Đại sứ quán Mỹ ở TP Mexico trao cho Bộ Ngoại giao Mexico. Sau nhiều lần phủ nhận, ngày 17-7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mexico, bà  Arely Gomez, mới chịu xác nhận có nhận được bức công hàm ký hôm 25-6. Bà Gomez tường trình trong một phiên họp kín của quốc hội Mexico: Bộ đang nghiên cứu công hàm thì xảy ra vụ vượt ngục ngày 11-7.

Trong cả 2 lần kể trên, Mexico đều không làm thỏa mãn yêu cầu của Mỹ. Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt về nguyên nhân. Lần thứ nhất, được xác định do tham nhũng. Năm 2001, tổng thống lúc bấy giờ là Felipe Calderon (2006-2012) hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống các tập đoàn ma túy Mexico. Ông từng cho dẫn độ hơn 20 tội phạm bản xứ bị các tòa án Mỹ truy tố. Sở dĩ El Chapo không bị dẫn độ vì hắn có rất nhiều tiền mà hệ thống tư pháp Mexico không thể kìm nén lòng tham. Hắn ở tù nhưng chẳng khác nào đang ở khách sạn 5 sao. Ở tù, hắn khỏi sợ bị các tập đoàn kình địch thanh toán. Người ta nói hắn trả lương cho toàn bộ viên chức và nhân viên nhà tù. Giám thị nhà tù trở thành đầy tớ của hắn. Ở được 7 trên tổng số 20 năm án tù về tội buôn lậu ma túy và giết người, hắn quyết định vượt ngục.

Lần thứ hai, theo nhiều chuyên gia Mexico, là do quan điểm chính trị. Đương kim Tổng thống Enrique Pena Nieto (năm 2012 tới nay) từng chỉ trích người tiền nhiệm phụ thuộc vào Mỹ quá nhiều. Chính phủ ông áp dụng triệt để điều khoản 15 hiệp định dẫn độ giữa 2 nước ký kết hồi năm 1978, theo đó, “tội phạm bản xứ phải thực hiện trước án tù của nước này trước khi dẫn độ qua nước kia” để từ chối yêu cầu dẫn độ của Mỹ. José Murillo Karam, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mexico, nói với hãng tin AP rằng El Chapo phải thi hành xong án tù ở Mexico trước đã, “có thể chừng 300-400 năm”. Ông cũng bác bỏ dư luận quan ngại El Chapo có thể vượt ngục lần thứ hai: “Nguy cơ đó không thể xảy ra”.

Thông điệp của chính quyền Nieto là gì? Mexico muốn hạn chế sự can thiệp sâu của Mỹ vào cuộc chiến chống ma túy của nước này. Cho phép Mỹ dẫn độ El Chapo về Mỹ sẽ là một cái tát vào lòng tự trọng và chủ quyền quốc gia của Mexico. Bà Sylvia Longmire, tác giả quyển “Cartel: The Coming Invasion of Mexico’s Drug Wars” nói về chiến tranh ma túy ở Mexico, giải thích: “Theo tôi, đây là vấn đề tự hào dân tộc khi Mexico khẳng khái tuyên bố: Chúng tôi đang kiểm soát tình hình”. Bà cũng cho rằng Tổng thống Nieto muốn giành lại quyền kiểm soát cuộc chiến chống ma túy.

Nghi kỵ lẫn nhau

Không thuyết phục được Mexico dẫn độ El Chapo về Mỹ, trong cuộc họp song phương hôm 12-7 vừa qua, Washington đề xuất giúp đỡ Mexico những phương tiện hiện đại nhất để truy bắt El Chapo. Nguồn tin của DEA cho biết Mỹ sẵn sàng hỗ trợ máy bay không người lái, thậm chí là lực lượng đặc nhiệm, trong việc tìm kiếm bắt lại El Chapo như đã từng làm thời cựu Tổng thống Calderon.

Tuy nhiên, một lần nữa, Mexico không “trả lời trả vốn” khiến chính quyền Mỹ tức tối. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mexico Miguel Angel Osorio Chong bác bỏ tin đồn Mexico từ chối sự trợ giúp của Mỹ vì “đôi bên vẫn tiếp tục họp chung và họp riêng bàn chuyện hợp tác với nhau”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi sẽ không làm gì khác hơn những gì đang làm”. Nói cách khác, Mexico không cần sự trợ giúp mới từ phía Mỹ.

Ngoài tiền thưởng tương đương 3,8 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt lại El Chapo, Mexico đã huy động tổng lực bao gồm cảnh sát, quân đội, tình báo kiểm tra 24/24 giờ tất cả sân bay, bến cảng, cửa khẩu biên giới nhằm ngăn cản El Chapo chạy ra nước ngoài. Coi chuyện để El Chapo vượt ngục là một “sự lăng nhục”, Tổng thống Nieto thề sẽ bắt được ông trùm này lần thứ ba.

Từ ngày ông Nieto đắc cử tổng thống, quan hệ Mỹ - Mexico ngày càng ảm đạm. Theo Adam Isacson, cộng tác viên cao cấp của Văn phòng châu Mỹ Latin ở Washington, nguyên nhân là do đôi bên nghi ngờ lẫn nhau. “Người Mexico nghĩ rằng chúng ta hành xử trịch thượng giống như đế quốc, còn chúng ta (người Mỹ) lại cho rằng họ chỉ biết tham nhũng” - Adam Isacson bình luận.

80% dân chúng không tin chính phủ

Đa số dân chúng Mexico không tin chính quyền Mexico có khả năng bắt được El Chapo lần thứ ba. Họ cũng không tin vào câu chuyện El Chapo vượt ngục mà chính quyền thông cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Kết quả thăm dò ý kiến 1.000 bạn đọc qua điện thoại do nhật báo El Universal của Mexico thực hiện cho biết 43% tin rằng hắn thoát được do nhà chức trách tham nhũng, 26% tin rằng chính quyền thả hắn và 2% tin rằng hắn chưa bao giờ ở tù thật sự. Tóm lại, 80% nói không tin chính quyền.

Hơn 50% những người được hỏi cho biết họ sẽ không giúp chính quyền bắt lại El Chapo cho dù phần thưởng lên tới 3,8 triệu USD. Lý do: Chính quyền quá tham nhũng và nhất là họ sợ bị trả thù.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo