xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đấu giá dầu: Kẻ lao đao, người ngắc ngoải

Lục San

Giá dầu hôm 2-5 sụt giảm sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng sản lượng khiến chênh lệch cung cầu càng lớn.

Theo Reuters, giá dầu thô Brent ở Anh có lúc giao dịch ở mức 46,77 USD/thùng, giảm 1,3% so với phiên giao dịch trước đó. Trong khi đó, dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ có lúc giảm 1%, xuống còn 45,44 USD/thùng.

Các nhà phân tích nhận định tác động của yếu tố OPEC nói trên còn lớn hơn cả sự sụt giảm sản lượng khai thác ở Mỹ và đồng USD giảm giá (giúp dầu mỏ trở nên rẻ hơn đối với những nước sử dụng loại tiền tệ khác để nhập khẩu dầu - vốn được giao dịch bằng USD).

Theo Reuters, nguồn cung từ OPEC đã tăng từ 32,47 triệu thùng/ngày hồi tháng 3 lên 32,64 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Nga - quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất ngoài OPEC - đã tăng lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển lên 3,117 triệu thùng/ngày hồi tháng 4, so với 2,903 triệu thùng/ngày trước đó 1 tháng.

Giá dầu giảm sau khi OPEC tăng sản lượng Ảnh: BLOOMBERG
Giá dầu giảm sau khi OPEC tăng sản lượng Ảnh: BLOOMBERG

Mặc dù giá giảm hôm 2-5, một số chuyên gia phân tích vẫn tự tin cho rằng tình trạng dầu rớt giá thê thảm đã kết thúc và nhiều người dự báo giá dầu sẽ tăng trở lại.

Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol hôm 1-5 lập luận giá dầu có thể đã chạm đáy và sẽ có xu hướng đi lên miễn là “sức khỏe” của nền kinh tế toàn cầu không gây ra mối lo ngại nào.

Trong lúc chờ một tương lai như thế, giá dầu xuống thấp tiếp tục khiến kinh tế của các nước sản xuất dầu lao đao, nhất là Ả Rập Saudi. Tập đoàn xây dựng Binladin Group của Ả Rập Saudi buộc phải sa thải 50.000 công nhân nước ngoài trong lúc bị tố nợ lương nhiều tháng liền. Tức giận, hàng ngàn nhân viên biểu tình và đốt hàng loạt xe buýt của công ty gần đây.

Theo AP, các công ty xây dựng ở vùng Vịnh chịu ảnh hưởng nặng bởi giá “vàng đen” lao dốc khiến chính phủ các nước nói trên giảm bớt chi tiêu về phát triển hạ tầng. Riêng Tập đoàn Binladin, nhiều nguồn tin cho biết họ đang nợ tới 30 tỉ USD.

Ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ cũng chịu “thương vong” không kém. Công ty Magnum Hunter Resources là một điển hình: Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ, vay mượn nhiều để đầu tư cho khai thác và rồi đứng trước nguy cơ phá sản dưới sức ép của món nợ 1 tỉ USD.

Nằm trong số những nạn nhân đầu tiên của tình trạng giảm giá năng lượng ở Mỹ, nhà sáng lập Gary Evans thừa nhận ngay cả khi không mắc nợ, họ vẫn khó lòng sống sót nếu giá năng lượng không mau chóng tăng trở lại.

Những công ty như Magnum Hunter Resources giờ có 2 lựa chọn khó khăn: Một là, giảm chi tiêu, vay mượn trong lúc chờ thị trường hồi phục; hai là, đẩy mạnh khai thác để giúp công ty tăng trưởng trở lại, chấp nhận thua lỗ thêm cho đến khi giá dầu khí tăng. Theo Công ty Wells Fargo Securities (Mỹ), các nhà sản xuất dầu đá phiến cần giá dầu ở mức tối thiểu 50-55 USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo