xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dịch Covid-19: Giá cả ở Mỹ tăng đến bao giờ?

Xuân Mai

(NLĐO) - Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo hôm 16-11 nói với đài CNBC rằng giá cả còn tiếp tục tăng cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc và Tổng thống Joe Biden đã cố hết sức trong những hoàn cảnh khó khăn.

Đại dịch Covid-19, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát chỉ là một vài trong số những thách thức mà chính quyền ông Biden đang đối mặt. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy người dân Mỹ không quá ấn tượng với thành tích của nhiệm kỳ ông Biden cho đến nay. Chỉ có 41% người được hỏi ủng hộ ông Biden, theo cuộc khảo sát mới nhất của Washington Post/ABC được công bố hôm 14-11.

Ông Adeyemo cho hay: "Mỹ còn nhiều việc phải làm để giải quyết đại dịch Covid-19 và cho đến khi giải quyết triệt để vấn đề đại dịch, chúng ta vẫn phải đối mặt với giá cả tăng cao".

Dịch Covid-19: Giá cả ở Mỹ tăng đến bao giờ? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói rằng giá cả còn tiếp tục tăng cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, ông Adeyemo cho biết việc tiêm vắc-xin và các khoản đầu tư được triển khai như một phần trong kế hoạch giải cứu của Nhà Trắng đã giúp nước Mỹ "ở một vị trí tốt hơn" cả về sức khỏe cộng đồng và kinh tế.

Ông Adeyemo trích dẫn tỉ lệ thất nghiệp thấp ở mức 4,8% và tăng trưởng kinh tế 6% (mặc dù nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6,7% trong quý 2/2021 nhưng chỉ tăng trưởng 2% trong quý 3/2021) là những lý do để lạc quan và cho biết giá cả dự kiến ​​sẽ "vừa phải khi đại dịch ở mức vừa phải".

Giá hàng tạp hóa đã tăng 5,4% trong năm qua, đánh dấu một trong những mức tăng lớn nhất trong vòng hai thập kỷ. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá hàng hóa tăng chóng mặt. Theo CNN, vào đầu năm 2020, dịch Covid-19 lan rộng và kéo tụt nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng đến đầu mùa hè năm nay, nhu cầu đã tăng trở lại. Quốc hội Mỹ và Tổng thống Biden thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỉ USD. Tiền mặt và trợ cấp thất nghiệp chảy vào túi tiền của người Mỹ. Người dân bắt đầu mua sắm, đẩy nhu cầu từ 0 lên 100 nhưng nguồn cung không dễ dàng phục hồi. CNN nhận định: "Khi chúng ta "tắt công tắc" nền kinh tế toàn cầu thì không thể đơn giản bật lại và mong nó trở về tốc độ như trước đây".

Trong khi đó, trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại châu Âu, lãnh đạo các nước đang theo đuổi lập trường về các biện pháp ngày càng cô lập những người chưa tiêm vắc-xin với phần còn lại của xã hội.

Đức có thể trở thành quốc gia tiếp theo áp đặt các quy định nghiêm ngặt đối với những người chưa được tiêm chủng đầy đủ. Những hạn chế mới đối với những người chưa được tiêm phòng đã có hiệu lực tại thủ đô Berlin từ hôm 15-11. Người dân cần phải có chứng nhận tiêm phòng đầy đủ hoặc phục hồi sau khi mắc Covid-19 trong 6 tháng qua để được vào quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và các địa điểm giải trí khác.

Trước Đức, Áo hôm 15-11 đã cấm những người chưa được tiêm phòng - hơn 1/3 dân số cả nước - rời khỏi nhà ngoại trừ một vài lý do cụ thể. Trong khi đó, các quốc gia khác ở châu Âu đang có kế hoạch triển khai tiêm tăng cường. Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định việc tiêm mũi vắc-xin thứ 3 sẽ sớm được xem là tiêm chủng đầy đủ. Bước đi này cũng đang được thực hiện tại Pháp.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo