xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điềm báo diệt vong?

XUÂN MAI

Một nghiên cứu mới được công bố ở Mỹ cho thấy một hiện tượng lạ lùng: Cá sấu "đổi khẩu vị", chuyển sang ăn thịt cá mập!

Số lượng côn trùng bay tại các khu bảo tồn thiên nhiên khắp nước Đức đã giảm đến 3/4 trong 25 năm qua, qua đó báo hiệu sự sống trên trái đất đang đối mặt mối đe dọa không nhỏ.

Đáng báo động

Kết quả cuộc nghiên cứu mới nói trên khiến các nhà khoa học không khỏi bị sốc bởi nguy cơ tác động sâu rộng của nó đối với xã hội loài người. Côn trùng là một phần không thể tách rời với sự sống trên trái đất vì chúng thụ phấn và là mồi cho các động vật hoang dã khác. Vì thế, sự biến mất của số lượng lớn các loài côn trùng bay tại Đức dẫn đến cảnh báo thế giới đang trên đường hướng đến một thảm họa sinh thái.

Theo báo The Guardian (Anh), hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng nói trên nhưng khả năng lớn nhất là sự tàn phá các khu vực thiên nhiên hoang dã và tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu rộng rãi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu có thể đóng một vai trò quan trọng. Ông Hans de Kroon, chuyên gia Trường ĐH Radboud (Hà Lan) và là người dẫn đầu nghiên cứu nói trên, đánh giá: "Thực tế, sự sụt giảm nhanh chóng của số lượng côn trùng bay tại một khu vực rộng lớn như thế là một phát hiện đáng báo động".

Điềm báo diệt vong? - Ảnh 1.

Các loài côn trùng bay thu thập được trong cuộc nghiên cứu Ảnh: THE GUARDIAN

Chuyên gia Dave Goulson thuộc Trường ĐH Sussex (Anh) và là thành viên nhóm nghiên cứu, cũng cho rằng côn trùng chiếm khoảng 2/3 toàn bộ sự sống trên trái đất nhưng đã có một sự suy giảm khủng khiếp. "Chúng ta dường như đang khiến cho nhiều vùng đất rộng lớn không còn là nơi sinh sống được của hầu hết các dạng của sự sống... Nếu toàn bộ côn trùng biến mất, mọi thứ sẽ sụp đổ" - ông Goulson cảnh báo.

Công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One nói trên được dựa vào công trình của hàng chục nhà côn trùng học khắp nước Đức. Họ bắt đầu sử dụng loại lều đặc biệt để bắt côn trùng bay tại 63 khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1989. Kết quả cho thấy tổng khối lượng côn trùng thu thập được sụt giảm 76% trong giai đoạn 1989-2016. Các báo cáo trước đây cho thấy sự sụt giảm giới hạn ở một số loại côn trùng nhất định, như bướm. Thế nhưng, cuộc nghiên cứu mới chỉ ra tình hình hiện nay có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

"Cuộc nghiên cứu cung cấp bằng chứng quan trọng mới cho những gì nhiều nhà côn trùng học đang nghi ngờ. Nếu lượng côn trùng bay thật sự sụt giảm như ghi nhận của cuộc nghiên cứu, đây là điều cực kỳ đáng lo. Côn trùng bay có những chức năng sinh thái rất quan trọng và yếu tố quyết định chính là số lượng của chúng" - bà Lynn Dicks, chuyên gia tại Trường ĐH Đông Anglia (Anh) và không phải là thành viên nhóm nghiên cứu, bày tỏ.

Những hiện tượng kỳ lạ

Những hiện tượng kỳ lạ và gây lo ngại khác cũng xuất hiện ở hồ sâu nhất thế giới Baikal tại vùng Siberia - Nga, nơi chứa 20% lượng nước ngọt không đóng băng trên thế giới và được xem là một kỳ quan thiên nhiên có giá trị đặc biệt đối với khoa học. Hệ sinh thái tại đây đa dạng cao với hơn 3.600 loài thực động vật, hầu hết là loài đặc hữu của hồ.

Dù vậy, trong vài năm qua, kỳ quan thiên nhiên thu hút nhiều du khách này đang bị hủy hoại bởi hàng loạt hiện tượng đáng ngại mà một số vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà khoa học, như sự biến mất dần của loài cá hồi trắng Omul chỉ sống ở hồ Baikal, hiện tượng tảo chết tăng mạnh và cái chết của hàng loạt loài bọt biển trên một diện tích rộng 3,2 triệu ha.

Từ đầu tháng 10, chính phủ Nga buộc phải ra lệnh cấm tất cả hoạt động đánh bắt cá hồi trắng Omul khi lượng cá này giảm từ 25 triệu tấn xuống còn khoảng 10 triệu tấn trong vòng 15 năm qua. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm này đến từ hoạt động đánh bắt cá không kiểm soát và tác động của biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Southeastern Naturalist (Mỹ) cho thấy một hiện tượng lạ không kém: Cá sấu "đổi khẩu vị", chuyển sang ăn thịt cá mập. Ông James Nifong, nhà nghiên cứu tại Trường ĐH bang Kansas (Mỹ) và các đồng nghiệp đã dành gần 10 năm nghiên cứu cá sấu dọc bờ biển 2 bang Florida và Georgia - Mỹ, đặc biệt là theo dõi các hoạt động săn mồi ban đêm. Hơn 500 cá sấu bị nhóm ông Nifong bắt và kiểm tra dạ dày để xem chúng đã ăn gì.

Cá sấu thường ăn cá, loài giáp xác và ốc sên nhưng nghiên cứu của nhóm ông Nifong phát hiện bằng chứng chúng còn ăn thịt 3 loài cá mập và 1 loại cá đuối. Những con cá mập xấu số này dài từ 0,9-1,2 m.

Nghiên cứu mới cho thấy thực tế cá sấu ăn thịt cá mập được phát hiện ở dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của bang Georgia và Florida, xung quanh bờ biển Vịnh Florida. Mặc dù cá mập thích nước mặn và cá sấu sống ở nước ngọt nhưng ông Nifong nói rằng cá mập, cá đuối có thể bơi vào vùng nước ngọt và cá sấu không bỏ qua cơ hội này. Dù chưa rõ xu hướng cá sấu tấn công cá mập có đang tăng hay không nhưng môi trường sống của cá sấu đang chịu không ít tác động từ quá trình phát triển. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo