xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều gì bất ngờ nhất khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

Phạm Nghĩa (Theo The Washington Post)

(NLĐO) - Quyết định hủy bỏ một trong những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama được Tổng thống Donald Trump đưa ra từ tháng 10 năm ngoái nhưng đến tận bây giờ mới hiện thực hóa nó.

Báo The Washington Post cho biết vào tháng 10 năm ngoái, ông Trump tuyên bố Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Âu đàm phán để đạt được những điều khoản tốt hơn.

Cơ sở cho quyết định này thậm chí được ông Trump nói đến sớm hơn. Khi còn tranh cử, ông đã gọi đây là một trong những thỏa thuận "tồi tệ" nhất lịch sử Mỹ. 

Đối với các cố vấn lâu năm của ông Trump, điều gây ngạc nhiên nhất trong thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của tổng thống hôm 8-5 là ông Trump chờ tới 15 tháng mới hiện thực hóa nó.

Đây không phải lần đầu tiên nhà lãnh đạo Mỹ cân nhắc có nên hoãn các biện pháp trừng phạt chống lại Iran hay không. Hai lần trước, Bộ Ngoại giao do cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson dẫn đầu đã ủng hộ điều này để các đồng minh châu Âu của Mỹ có thêm thời gian thảo luận và sửa chữa một số điều khoản của thỏa thuận.

Trong lần thứ hai, ông Trump và cấp phó Mike Pence bày tỏ hoài nghi nhưng được cựu ngoại trưởng thuyết phục cho châu Âu thêm thời gian.

Các trợ lý của ông Trump – bao gồm cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton - lập luận rằng tổng thống đã cho châu Âu thêm thời gian nhưng nhiều người châu Âu không đồng ý vì thực chất nhà lãnh đạo Mỹ muốn rút khỏi thỏa thuận từ lâu.


Điều gì bất ngờ nhất khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran? - Ảnh 1.

Ông Trump ký bản tuyên bố về ý định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8-5. Ảnh: AP

Trong quá khứ, hai nhân vật cấp cao: ông Tillerson và cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R McMaster đều khuyên ông Trump nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Song từ lúc ông Trump thay thế hai người này bằng hai ông Mike Pompeo và John Bolton, những người không ưa Iran, mọi chuyện lập tức thay đổi.

Theo một quan chức Nhà Trắng giấu tên, ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng có thể nhận ra rằng sự phản đối quyết định rút khỏi thỏa thuận của ông Trump bị suy yếu đáng kể sau khi nhiều nhân vật mới xuất hiện trong nội các.

Ngoài việc Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin lo ngại quyết định của tổng thống sẽ tác động đến kinh tế, quyết định của ông Trump cũng mở ra sự rạn nứt sâu sắc giữa Washington với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

Thêm vào đó, việc ông Trump áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty đang giao dịch với Iran khiến các nước châu Âu phải tìm cách bảo vệ quyền lợi của công ty mình trước động thái này. Nếu các công ty châu Âu ngừng toàn bộ hoạt động thương mại với Iran, các chuyên gia lo ngại Tehran có thể sẽ tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.

Một người bạn của ông Trump, Christopher Ruddy, hôm 8-5 cho biết quyết định của tổng thống đại diện cho "chiến thuật đàm phán Donald Trump cổ điển" và phù hợp với cách ông Trump tiếp cận mọi thứ.

Riêng bản thân ông Trump cảm thấy tự tin rằng quyết định của ông sẽ không gây ra sự gián đoạn trên toàn cầu, một phần là từ kinh nghiệm khi ông xem xét rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo