xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Được "ban tặng" khúc gỗ triệu USD mà không biết

Phạm Nghĩa (Theo SCMP, BBC)

(NLĐO) – Ông Lei Jun, 46 tuổi, chủ một xưởng gỗ ở miền Trung Trung Quốc, đã quyết định tặng khúc gỗ 600 năm tuổi trị giá 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD) cho Bảo tàng Cung điện ở thủ đô Bắc Kinh.

Trang tin Chutian Golden News hôm 2-11 cho biết khúc gỗ nằm lẫn trong cỏ dại ở sân sau của xưởng gỗ do ông Lei làm chủ tại quận Jiayu, tỉnh Hồ Bắc. Nó xuất hiện từ 5 năm trước và mới được định giá 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD).

Theo ông Lei, khúc gỗ được tìm thấy trong một con sông vào tháng 12-2012. Một ngư dân địa phương lúc đó nhờ ông Lei giúp đưa khúc gỗ lên bờ. Họ sử dụng cần cẩu và mất nhiều giờ để hoàn tất công việc.

"Khúc gỗ dài khoảng 19 m, rộng hơn thắt lưng của tôi và nặng hơn 5 tấn. Vì quá dài không thể vận chuyển nên chúng tôi cưa nó làm 2 phần rồi đưa tới xưởng gỗ. Chi phí vận chuyển là 90.000 nhân dân tệ" - ông Lei nói.

Được ban tặng khúc gỗ triệu USD mà không biết - Ảnh 1.

Chuyên gia giám định khúc gỗ trong xưởng của ông Lei. Ảnh: SINA

Kể từ đó, ông Lei không để ý tới khúc gỗ và để nó ở sân sau cho đến ngày Quốc khánh năm nay, khi ông tham dự một sự kiện về kho báu ở TP Vũ Hán.

Các chuyên gia nói rằng khúc gỗ dường như có xuất xứ từ TP Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên. Nó đã nằm trong dòng sông khoảng 400 năm. Các chuyên gia cho rằng khúc gỗ bị thất lạc khi được vận chuyển từ Tứ Xuyên đến Bắc Kinh để xây dựng cung điện vào triều Minh.

Thành viên Học viện Di tích Văn hóa Trung Quốc (CCRA) Cai Jiwu cho biết khúc gỗ trên được xem là rất hiếm tại Trung Quốc, thường dành riêng cho hoàng gia. Khi được đánh bóng, nó có màu vàng đặc trưng và được dùng để xây tường, trần nhà và cột tại cung điện.

Giải thích về nguyên nhân tặng khúc gỗ cho bảo tàng mà không bán dù có người ra giá cao, ông Lei cho hay: "Tôi đọc tin tức và biết có rất nhiều đồ quý hiếm của Trung Quốc lưu lạc ở nước ngoài. Khúc gỗ thuộc về đất nước và nên trở về nhà của nó ở Bảo tàng Cung điện thủ đô Bắc Kinh".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo