xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU bớt “lạnh lùng” với Nga

Huệ Bình

Sau 2 năm tẩy chay, một số nhà lãnh đạo châu Âu và giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia hàng đầu trở lại Nga tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) từ ngày 16 đến 18-6.

Hành động sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3-2014 và sự ủng hộ dành cho phe ly khai ở miền Đông Ukraine khiến Nga bị cô lập bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, đồng thời bị loại khỏi nhóm G8 (nhóm 8 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới).

Tuy nhiên, căng thẳng trong quan hệ Nga - châu Âu đang có dấu hiệu xuống thang, thể hiện qua sự hiện diện của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tại SPIEF hôm 16-6.

Là quan chức EU cấp cao nhất đến Nga kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, ông Juncker sử dụng cơ hội này để nhấn mạnh EU cần đối thoại với Moscow cũng như bác bỏ những chỉ trích trong nội bộ khối về chuyến đi của ông.

Dù vậy, theo AP, quan chức này nói thêm EU vẫn ủng hộ mạnh mẽ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và cách duy nhất để Nga thoát khỏi trừng phạt kinh tế là thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon (trái) và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker (giữa) tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm 16-6Ảnh: Reuters
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon (trái) và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker (giữa) tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm 16-6Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ý Matteo Renzi là gương mặt đáng chú ý khác xuất hiện tại diễn đàn. Ý là đất nước chịu nhiều tổn thất khi Nga đóng cửa thị trường với hàng hóa đến từ EU để đáp trả các lệnh trừng phạt của khối này. Giám đốc điều hành một số tập đoàn châu Âu chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga cũng tham gia diễn đàn.

Dĩ nhiên, giới chức Nga nhân dịp này chỉ ra rằng các chính khách châu Âu thất bại trong việc thuyết phục doanh nghiệp cắt đứt quan hệ làm ăn với Moscow.

“Với những nước áp đặt biện pháp trừng phạt, hãy để họ quyết định cần phải làm gì để giải quyết bế tắc do chính họ tạo ra. Nhưng thế bế tắc này đang dần biến mất. Thành phần đại biểu tại SPIEF là minh chứng cho điều đó” - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định hôm 15-6.

Tại diễn đàn, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin dự kiến lần lượt gặp ông Juncker, ông Renzi và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Cố vấn chính sách ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Putin - ông Yury Ushakov - nhấn mạnh cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Nga với ông Juncker có ý nghĩa “rất quan trọng” và hai bên sẽ thảo luận thẳng thắn những khó khăn hiện nay trong quan hệ Nga - EU.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo