xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU cứng rắn hơn với Trung Quốc

Cao Lực

Căng thẳng gia tăng giữa khối Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc có thể đe dọa thỏa thuận đầu tư đang được hai bên đàm phán

Mỹ, Anh, Canada và EU hôm 22-3 đã áp lệnh trừng phạt lên giới chức cấp cao Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương.

Trong một chuỗi tuyên bố được dàn xếp cẩn thận, Washington cùng các đồng minh ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương thể hiện sức mạnh đoàn kết với mục tiêu cô lập và gia tăng sức ép lên Bắc Kinh - yếu tố cốt lõi trong chính sách đối phó Trung Quốc đang hình thành của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Sau khi EU và Washington công bố lệnh trừng phạt, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng những người đồng cấp trong liên minh tình báo "Ngũ Nhãn" gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã ra thông báo chung chỉ trích Bắc Kinh về những điều liên quan ở Tân Cương. Tuyên bố chung nhấn mạnh 5 nước đã hành động song song với EU.

Không giống Mỹ, EU từ lâu tìm cách tránh né xung đột với Trung Quốc. Hôm 22-3 là lần đầu tiên khối này áp lệnh trừng phạt lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới kể từ sau đợt cấm vận vũ khí năm 1989.

Theo Reuters, mặc dù chủ yếu mang tính biểu tượng, các biện pháp trừng phạt mới của EU đánh dấu một chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Bốn nhân vật bị EU áp lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản là Giám đốc Cơ quan Công an Tân Cương Chen Mingguo cùng 3 quan chức, cựu quan chức hàng đầu khác trong khu vực gồm các ông Wang Mingshan, Zhu Hailun và Wang Junzheng. Lệnh trừng phạt của EU còn nhắm đến Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức kinh tế và bán quân sự đặc thù trong khu vực.

EU cứng rắn hơn với Trung Quốc - Ảnh 1.

Ảnh chụp công nhân bên ngoài Trung tâm Giáo dục Kỹ năng nghề ở huyện Hoắc Thành, khu tự trị Tân Cương - Trung QuốcẢnh: REUTERS

Trung Quốc đáp trả gần như tức thì, công bố lệnh trừng phạt chống lại 10 chính trị gia và 4 thực thể của EU với cáo buộc "tuyên truyền luận điệu dối trá và thông tin sai sự thật một cách ác ý". Theo đó, họ sẽ bị cấm nhập cảnh Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Macau (Trung Quốc) trong khi những công ty và tổ chức liên quan sẽ bị cấm giao thương với Trung Quốc.

"Thay vì sửa đổi chính sách và giải quyết những mối quan ngại chính đáng của chúng tôi, Trung Quốc một lần nữa làm ngơ. Lệnh trừng phạt trả đũa của họ thật đáng tiếc và không thể chấp nhận" - Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell khẳng định.

Đến ngày 23-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đã triệu tập Đại sứ EU Nicolas Chapuis để phản đối lệnh trừng phạt, yêu cầu khối này "sửa sai" để tránh làm tổn hại thêm quan hệ song phương.

Căng thẳng gia tăng giữa EU và Trung Quốc có thể đe dọa thỏa thuận đầu tư đang được hai bên đàm phán. "Việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các nghị sĩ là điều kiện trước tiên để chúng tôi bắt đầu đối thoại với chính phủ Trung Quốc về thỏa thuận đầu tư này" - bà Kathleen van Brempt, một nghị sĩ thuộc Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ (S&D), tuyên bố. Với 145 nghị sĩ, S&D là nhóm chính trị lớn thứ hai tại Nghị viện châu Âu (EP).

Những người bị Trung Quốc trừng phạt cũng đã lên tiếng ủng hộ quan điểm này. Ông Reinhard Bütikofer, nghị sĩ Đảng Xanh/Liên minh tự do châu Âu (Greens/EFA), khẳng định trên mạng xã hội Twitter rằng việc phê duyệt thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc "không trở nên khả thi hơn" sau khi Bắc Kinh sử dụng danh sách đen để "trừng phạt" tự do ngôn luận.

Nghị viện châu Âu dự kiến bỏ phiếu về thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc vào đầu năm 2022. Quá trình đàm phán đã mất 7 năm và nếu được phê duyệt, thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc ở mức độ "chưa từng có", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định hồi cuối năm ngoái. Dù vậy, ngay cả trước khi Trung Quốc áp lệnh trừng phạt trả đũa, một vài nhà lập pháp châu Âu đã nêu ra 3 mối lo ngại lớn liên quan đến thỏa thuận, khiến khả năng ký kết bị hoài nghi. 

Sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, Moscow và Bắc Kinh ngày 23-3 kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh gồm các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh mà họ khẳng định là "bất ổn toàn cầu gia tăng".

Ám chỉ Washington "hành xử theo cách hủy hoại", Moscow cho rằng cuộc họp này là cần thiết để "thiết lập đối thoại trực tiếp về cách giải quyết các vấn đề chung của nhân loại vì lợi ích duy trì ổn định toàn cầu".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo