xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn?

P.Võ (Theo AP, BBC)

(NLĐO) - Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm vào lĩnh vực năng lượng và tài chính của Nga được cho là đủ gây ra thiệt hại mạnh mẽ nếu chúng không sớm được dỡ bỏ.

Đáng chú ý là những biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU), có hiệu lực từ ngày 31-7, không còn nhằm vào các cá nhân cụ thể như trước mà đã mở rộng, như cấm vận vũ khí, hạn chế hoạt động thăm dò năng lượng và giao dịch của ngân hàng Nga tại thị trường châu Âu. Ngoài ra, EU còn hạn chế xuất khẩu sang Nga những công nghệ có thể được dùng trong những ngành công nghiệp dầu khí, quân sự. Chưa hết, thêm 3 công ty và 8 cá nhân bị đưa vào danh sách đen, nâng tổng số người và công ty, tổ chức bị EU phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh lên 95 và 23 cho đến giờ.

Sau EU, đến lượt Mỹ trừng phạt thêm 3 ngân hàng Nga.

 

Ngân hàng Moscow vừa bị Mỹ trừng phạt Ảnh: AP
Ngân hàng Moscow vừa bị Mỹ trừng phạt Ảnh: AP

 

Mục đích của các biện pháp trừng phạt mới nói trên là bóp nghẹt nền kinh tế Nga, từ đó gây sức ép buộc Tổng thống Vladimir Putin từ bỏ sự ủng hộ dành cho lực lượng ly khai ở Ukraine. Các chuyên gia nhận định những biện pháp trừng phạt sẽ không có tác động mạnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu được duy trì trong nhiều tháng, các biện pháp trừng phạt sẽ kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga.

Các biện pháp trừng phạt tài chính có thể mang lại những tác động tức thì nhất. Giới chức Mỹ nhận định các ngân hàng bị trừng phạt đang nắm giữ 30% tài sản trong ngành ngân hàng ở Nga.  Trong dấu hiệu cho thấy sự lo ngại, Ngân hàng Trung ương Nga hôm 30-7 cho biết sẽ hỗ trợ những ngân hàng bị phương Tây trừng phạt.

Vấn đề mấu chốt hiện nay là những biện pháp trừng phạt sẽ kéo dài trong bao lâu. Trong ngắn hạn, Nga vẫn có đủ tiền để hỗ trợ ngân hàng mình. Tuy nhiên, về lâu dài, các biện pháp trừng phạt có thể gây ra bầu không khí bất an trong nền kinh tế Nga - điều mà không nhà đầu tư nào mong đợi. Đã xuất hiện những dự báo giới đầu tư sẽ rút 100 tỉ USD khỏi Nga trong năm nay. Ngoài ra, một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ tránh xa những công ty bị trừng phạt.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu EU sẽ bị tổn thương ra sao bởi chính những biện pháp trừng phạt Nga của mình? Theo chuyên gia về ngân hàng Ralph Silva, việc trừng phạt các ngân hàng Nga sẽ khiến phương Tây tổn thất nhiều nhất. Ông nhận định: "Các thị trường tài chính hàng đầu như London và New York cuối cùng sẽ chịu thiệt hại bởi người Nga lần đầu tiên nhận ra họ có thể sống mà không cần đến những nơi này...Ngoài ra, nếu ông Putin có thể đưa đất nước vượt qua những khó khăn này, ông sẽ càng củng cố thêm quyền lực của mình". Tương tự, nhà phân tích tài chính Chris Skinner cho rằng các biện pháp trừng phạt có thể buộc các dòng vốn của Nga chảy sang những thị trường thay thế khác, như Hồng Kông hoặc Thượng Hải.

Ngay cả Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng phải thừa nhận nước này sẽ chịu một số thiệt hại kinh tế vì những biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng đây là điều khó tránh khỏi bởi "bạn không thể làm món ốp la nếu không đập vỡ trứng".

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo