xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gác lại chỉ trích

Nehginpao Kipgen (Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường ĐH O P Jindal Global - Ấn Độ)

Tính tới nay, các cơ quan Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 400.000 người Rohingya - xấp xỉ 1/3 số người Rohingya ở Myanmar - đã vượt biên giới sang Bangladesh để trốn giao tranh.

Nhóm Quân đội bảo vệ Rohingya Arakan (ARSA) đã tấn công lực lượng an ninh ở bang Rakhine hôm 25-8, dẫn đến các cuộc đáp trả của quân đội Myanmar.

Trong số những chỉ trích của cộng đồng quốc tế, có nhiều lời nhắm vào cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi. Nhưng thực tế, bà không phải là tổng thống trong khi chính phủ của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD, bà Suu Kyi là lãnh đạo) phải chia sẻ quyền lực với quân đội Myanmar - thế lực kiểm soát 3 bộ quan trọng nhất về mặt an ninh là Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Các vấn đề biên giới.

Thay vì trút giận dữ vào bà Suu Kyi hay chính phủ NLD, cộng đồng quốc tế - bao gồm Liên Hiệp Quốc và các nền dân chủ phương Tây - cần đặt áp lực lên giới lãnh đạo quân đội Myanmar, đặc biệt là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing. Để ngăn chặn bạo lực tiếp diễn khiến thêm nhiều người thiệt mạng, phải áp dụng các biện pháp ngắn lẫn dài hạn trong thời gian sớm nhất.

Gác lại chỉ trích - Ảnh 1.

Hơn 400.000 người Rohingya đã chạy từ Myanmar sang Bangladesh trong gần 1 tháng qua Ảnh: AL JAZEERA

Ngắn hạn là tập trung chấm dứt ngay bạo lực và thù hằn từ cả ARSA và lực lượng an ninh Myanmar, khôi phục luật pháp, bảo vệ mọi người dân vô tội và cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế cứu trợ những người bị ảnh hưởng.

Về dài hạn, cần áp dụng những lời khuyên của ủy ban tư vấn gồm 9 thành viên do cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan dẫn đầu - được công bố chỉ vài giờ trước khi ARSA khơi mào tấn công vào sáng 25-8.

Ủy ban này nhấn mạnh chính phủ Myanmar phải giải quyết tình trạng không được công nhận tư cách công dân của người Rohingya để từ đó xử lý những ai vi phạm nhân quyền đối với họ. Những đề nghị khác của ủy ban đối với chính phủ Myanmar bao gồm phát triển kinh tế - xã hội ở bang Rakhine nghèo khó, tăng cường quan hệ song phương với nước láng giềng Bangladesh...

Có thể rất khó khăn để nhiều người ở Myanmar thừa nhận người Rohingya là công dân nước này. Nhưng không thể phủ nhận sự thật là họ đã sống ở Myanmar nhiều thế hệ dù không được chào đón. Hơn hết, sự hòa hợp chỉ có cơ hội thành công khi người Rohingya và các cộng đồng dân cư khác ở bang Rakhine sẵn lòng nhượng bộ các bất đồng và tôn trọng lẫn nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo