xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá dầu hạ nhiệt trước kịch bản khó lường

Xuân Mai

Giá dầu thô Brent trong phiên hôm 1-8 (giờ địa phương) có lúc giảm còn 102,25 USD/thùng trong khi giá dầu WTI có thời điểm giảm còn 96,16 USD/thùng.

Giá dầu giảm trước thềm cuộc họp OPEC+ (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC và các nước sản xuất bên ngoài gồm Nga) trong bối cảnh tình hình sản xuất suy giảm từ Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng 7 ảnh hưởng đến nhu cầu về dầu.

Giá dầu thô Brent trong phiên hôm 1-8 (giờ địa phương) có lúc giảm còn 102,25 USD/thùng trong khi giá dầu WTI có thời điểm giảm còn 96,16 USD/thùng.

Các đợt phong tỏa phòng dịch Covid-19 ngăn đà phục hồi của các nhà máy Trung Quốc, khiến chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 7 giảm xuống 50,4. Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua.

Nhà phân tích Tina Teng của Công ty Dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh) cho rằng chỉ số PMI thấp hơn kỳ vọng của Trung Quốc là yếu tố chính gây áp lực lên giá dầu. Kết thúc tháng 7, dầu Brent và WTI đều chứng kiến tháng trượt giá thứ 2 liên tiếp kể từ năm 2020 do lạm phát tăng vọt và lãi suất cao làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế và kéo giảm nhu cầu nhiên liệu.

Giá dầu hạ nhiệt trước kịch bản khó lường - Ảnh 1.

Các nhân viên làm việc tại một nhà máy của Tập đoàn Voith (Đức) ở Thượng Hải - Trung Quốc hôm 21-7 Ảnh: REUTERS

OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 3-8 và có khả năng cân nhắc việc duy trì sản lượng dầu cho tới tháng 9 bất chấp lời kêu gọi tăng nguồn cung từ Mỹ.

Tổng thư ký OPEC Haitham al-Ghais, người chủ trì cuộc họp tới, cho rằng Nga đóng vai trò trọng yếu cho thành công của các thỏa thuận. Ông al-Ghais khẳng định OPEC không cạnh tranh với Nga, gọi nước này là "người chơi lớn và có ảnh hưởng cao trên bản đồ năng lượng thế giới".

Theo hãng tin Reuters, ông al-Ghais cho biết OPEC không kiểm soát giá dầu nhưng tổ chức này có vai trò điều chỉnh thị trường theo nguồn cung - cầu, đồng thời mô tả tình hình hiện tại là "rất bất ổn và hỗn loạn".

Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm Ả Rập Saudi trong nỗ lực thúc đẩy nguồn cung dầu. Nhà phân tích Helima Croft tại Ngân hàng Đầu tư RBC Capital Markets (Canada) nhận định: "Tuy chuyến thăm của Tổng thống Biden không thúc đẩy tăng sản lượng dầu ngay lập tức nhưng chúng tôi tin rằng Ả Rập Saudi sẽ phản ứng bằng cách tiếp tục tăng dần sản lượng".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo