xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá dầu lao dốc, chứng khoán liêu xiêu

Thu Hằng

Giá dầu giảm dường như có lợi cho hầu hết các quốc gia, kể cả các nhà sản xuất dầu, miễn là không dưới “ngưỡng chịu đựng” của OPEC

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest hôm 6-1 khẳng định giá xăng dầu giảm mạnh “có lợi cho kinh tế Mỹ” trong bối cảnh giá dầu thô Mỹ một ngày trước đó giảm xuống dưới 50 USD/thùng - lần đầu tiên kể từ ngày 29-4-2009.

Thị trường biến động

Theo Reuters, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 tại New York - Mỹ có lúc xuống dưới 50 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tại thị trường London - Anh tụt dưới 53 USD/thùng. Hiện tượng này kéo theo sự tụt dốc đột ngột của thị trường tài chính toàn cầu giữa lúc mối lo Hy Lạp có thể rời khu vực đồng euro leo thang.

Chứng khoán Mỹ rớt mạnh do cổ phiếu các hãng năng lượng tụt theo giá dầu. Chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones đều giảm gần 2%, trong đó S&P 500 có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 10-2014. Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3-2014 khi chỉ số Nikkei 225 chốt phiên giao dịch ngày 6-1 giảm 3%, mức giảm lớn nhất trong gần 10 tháng qua.

 

Người tiêu dùng Mỹ dễ chịu hơn khi đổ xăng nhưng các công ty dầu khí không hề vui Ảnh: REUTERS

Người tiêu dùng Mỹ dễ chịu hơn khi đổ xăng nhưng các công ty dầu khí không hề vui

Ảnh: REUTERS

 

Trong khi đó, giá dầu lao dốc lại khiến đồng USD tăng giá so với euro trên thị trường quốc tế. Đồng tiền chung của châu Âu giảm giá xuống mức thấp nhất trong khi đồng bạc xanh của Mỹ chạm đỉnh trong 9 năm qua. Giá trị đồng rúp của Nga ngày 6-1 cũng giảm mạnh.

Yếu tố đẩy lùi đồng euro được cho là do sự lung lay của Hy Lạp tại Liên minh châu Âu (EU) giữa lúc liên minh cánh tả Syriza chiếm ưu thế. Liên minh này cam kết xóa bỏ hàng loạt cải cách tài chính mà EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) buộc Hy Lạp tiến hành để nhận cứu trợ.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm giá dầu là nguồn cung dư thừa, một phần lớn đến từ sự đột phá trong sản xuất dầu khí đá phiến tại Mỹ. Nhờ công nghệ tiên tiến giúp “vắt đá ra dầu” hiệu quả vượt bậc nên dù vẫn là nước nhập khẩu dầu nhưng Mỹ đã sản xuất hơn một nửa lượng dầu dùng trong nước.

Trong khi đó, sản lượng khai thác của Nga và Iran tiếp tục tăng. Sản lượng của Nga bình quân ở mức 10,58 triệu thùng/ngày, tăng 0,7%, cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Xuất khẩu dầu của Iraq trong tháng 12-2014 lên cao nhất từ năm 1980. Mặt khác, Ả Rập Saudi quyết không cắt giảm sản lượng dù nguồn cầu thế giới giảm. Hôm 5-1, Ả Rập Saudi chủ động giảm sâu giá dầu bán cho khách hàng châu Âu, qua đó phản ánh sự quyết liệt bảo vệ thị phần của thành viên dẫn đầu Hiệp hội Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Lợi, hại lẫn lộn

Giới chuyên gia nhận định giá dầu vẫn chưa chạm đáy trong khi một số hãng tư vấn dự báo mức giá có thể xuống 40-45 USD/thùng trong vài tuần tới. Theo người phát ngôn Nhà Trắng, “giá năng lượng sụt giảm có lợi cho kinh tế Mỹ. Giá dầu giảm là minh chứng cho sự thành công của các chính sách mà Mỹ theo đuổi nhiều năm qua nhằm tăng sản lượng dầu và khí đốt trong nước cũng như tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu”.

Tuy nhiên, “cái lợi” đó có vẻ chỉ đúng với người tiêu dùng. Các tài xế Mỹ đang hưởng giá xăng thấp nhất kể từ năm 2009 khi trung bình mỗi gallon chưa tới 2 USD, thúc đẩy doanh số bán ô tô tăng đều những tháng gần đây. Ngược lại, các công ty dầu khí và các bang ở Mỹ phụ thuộc vào doanh thu thuế từ các công ty này như Alaska và Texas lại đối mặt thách thức không nhỏ. Bộ Năng lượng Mỹ hồi giữa tháng 12-2014 cũng thừa nhận không thể lạc quan vì 700 triệu thùng nằm trong kho “Dự trữ dầu mỏ chiến lược” (SPR) đã khiến họ mất đến 35 tỉ USD từ tháng 6-2014.

Theo phân tích của giáo sư Lee Chia-Y từ Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), giá dầu giảm dường như có lợi cho hầu hết các quốc gia - kể cả các nhà sản xuất dầu - với điều kiện mức giá không rớt xuống dưới “ngưỡng chịu đựng” của các nước OPEC. Trong đó, có lợi nhất là những nước châu Á vốn phần lớn đều nhập khẩu dầu. Ngay cả Malaysia và Indonesia, 2 quốc gia xuất khẩu dầu có nguy cơ tổn thương vì giá dầu trượt dốc, vẫn có thể tìm thấy sự tích cực từ bất lợi đó. Cả 2 nước có thể cắt trợ cấp dầu khí để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo