xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan phi hạt nhân ở Triều Tiên

Xuân Mai

Tiến trình phi hạt nhân hóa liên quan tới số phận 10.000 nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên, bao gồm "200 lãnh đạo nòng cốt, 2.000 chuyên gia và 6.000 kỹ thuật viên..."

Các quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ có cuộc gặp cấp cao trong ngày 16-5 để bàn về việc thành lập một văn phòng liên lạc chung và vấn đề đoàn tụ các gia đình ly tán trong chiến tranh Triều Tiên.

Thiện chí bước đầu?

Ngay trước cuộc gặp này, trang mạng North 38 chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên ngày 15-5 đưa ra các hình ảnh vệ tinh (chụp hôm 7-5) cho thấy Triều Tiên đang phá hủy bãi thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, nơi diễn ra tất cả 6 vụ thử hạt nhân của nước này. Cụ thể, các tòa nhà quan trọng và một số nhà kho nhỏ bị phá nát trong khi đường ray nối liền một trong các lối vào bãi thử bị tháo dỡ.

Hoạt động khai thác đường hầm mới dường như đã ngừng lại trong tháng 3. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cam kết đóng cửa khu phức hợp này sau cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng 4.

Theo hãng tin Reuters, việc đóng cửa Punggye-ri không hề đơn giản. Dùng thuốc nổ phá hủy đường hầm - bị cho là đã hư hại từ các vụ thử trước - có thể phát tán bụi phóng xạ. Ông Suh Kune-yull, chuyên gia về kỹ thuật hệ thống năng lượng hạt nhân tại Trường ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), nhận xét: "Cho nổ tung không phải là ý tưởng hay nhất. Lấp đường hầm bằng bê-tông, cát hoặc sỏi là tốt nhất".

Tuy nhiên, việc Triều Tiên không mời quan sát viên của các cơ quan giám sát nguyên tử quốc tế đến dự buổi lễ phá hủy bãi thử hạt nhân (dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 25-5) làm dấy lên những lo ngại về sự minh bạch cũng như tính hiệu quả và an toàn của tiến trình này. Cũng theo North 38, hình ảnh vệ tinh hồi tháng trước phát hiện dấu hiệu các hoạt động xây dựng tại cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên và hiện chưa rõ mục đích của các tòa nhà mới tại khu này.

Theo các chuyên gia, vật liệu hạt nhân bị chôn có thể được đào lên và tái sử dụng cho vũ khí. Ngay cả khi tất cả đường hầm bãi thử nghiệm bị phá hủy, các kỹ sư của Triều Tiên cũng có thể dễ dàng đào mới nếu muốn tiến hành một vụ thử hạt nhân khác. Do đó, chuyên gia Suh cho rằng cần phong tỏa toàn bộ khu Punggye-ri.

Gian nan phi hạt nhân ở Triều Tiên - Ảnh 1.

Hình ảnh một số khu vực bị phá hủy tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri - Triều Tiên Ảnh: North 38

Đòi hỏi của Mỹ

Một số chuyên gia cảnh báo Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra bất kỳ cam kết công khai nào về việc từ bỏ kho vũ khí của mình, trong đó có tên lửa có khả năng bắn tới Mỹ. Hai chuyên gia hạt nhân Jeffrey Lewis và David Schmerler nói với trang Vox (Mỹ) rằng Triều Tiên có thể đang phát triển thêm nhiều tên lửa đạn đạo liên lục địa tại Pyongsong, một khu phát triển hạt nhân khác. Ông Kim Jong-un hồi tháng 4 cam kết ngưng thử tên lửa đó nhưng chưa bao giờ khẳng định dừng sản xuất chúng. Theo 2 chuyên gia, có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đã hài lòng với bom hạt nhân và giờ chuyển sang chế tạo tên lửa có thể mang loại bom này.

Ngoài chuyện phá hủy bãi thử, báo Korea Times (Hàn Quốc) cho rằng tiến trình phi hạt nhân hóa còn liên quan tới số phận của 10.000 nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên, trong đó có "200 lãnh đạo nòng cốt, 2.000 chuyên gia và 6.000 kỹ thuật viên...". Trong cuộc thảo luận với ông Kim Jong-un về việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tuần trước, theo báo Asahi (Nhật Bản), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề nghị Bình Nhưỡng đưa các nhà khoa học ra nước ngoài và phá hủy dữ liệu chương trình vũ khí hạt nhân. Đòi hỏi trên, nếu đúng, khó mà đáp ứng bởi ông Kim xem các nhà khoa học là "lá bài cuối cùng của quốc gia".

Một vấn đề nan giải khác được Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đề cập trên đài ABC cuối tuần rồi: Nên tháo dỡ hoàn toàn vũ khí hạt nhân Triều Tiên và chuyển đến đến TP Oak Ridge, bang Tennessee - Mỹ, nơi Bộ Năng lượng Mỹ điều hành một phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc gia và khu phức hợp vũ khí hạt nhân. Thế nhưng, cho dù ông Kim ưng thuận điều kiện xa vời này, còn rất nhiều trở ngại kỹ thuật, bao gồm câu hỏi nên làm gì với vật liệu hạt nhân mà Triều Tiên chịu từ bỏ?

Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí (Mỹ), nhận định Triều Tiên không phải là nơi thích hợp để tháo dỡ vũ khí hạt nhân, do đó cần đưa chúng đến nơi đủ điều kiện thực hiện. Theo ông Kimball, Oak Ridge có khả năng đó song nơi này lại chuyên về lưu trữ urani hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo