xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn hán và đập nước làm khô cạn sông Mekong

Minh Yến (Theo CNA)

(NLĐO) – Tình trạng hạn hán kết hợp với việc xây dựng đập ở Trung Quốc tạo nên tình hình mới ở lưu vực sông Mekong, Giáo sư Milton Osbourne cho biết.

Hạn hán kéo dài bất thường khiến mực nước xuống mức thấp nhất trong vài năm gần đây.

Có những lo ngại về tình hình hạn hán sẽ gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến khu vực sông Tonle Sap, nơi kết nối sông Mekong với Biển Hồ Campuchia và tác động đến việc sinh sôi của các đàn cá mà dân cư ở lưu vực dưới của sông Mekong đang phụ thuộc vào.

Nếu chu kỳ lũ thông thường giảm mạnh, tối thiểu lưu lượng nước của phụ lưu chảy về hồ chứa thì sẽ gây nên tác động cực kỳ xấu.

Tái diễn hạn hán

Ngược dòng từ Campuchia, tại Lào, có những khiếu nại về tình trạng suy giảm trữ lượng cá do hạn hán.

Hạn hán là một vấn đề tái diễn ở sông Mekong trong những thế kỷ qua, được phản ánh đặc biệt tại tỉnh Luang Prabang, Lào vào tháng 4-2009. Tại đây, các khúc sông mà nước chảy qua đã bị co hẹp khoảng 10m về bề rộng.

Những tình trạng này được gây ra bởi việc xả nước không thông báo trước từ đập Jinghong của Trung Quốc tại phía Nam tỉnh Vân Nam hồi đầu tháng 7, làm ngập lụt các ruộng lúa ở cả Lào và Thái Lan.

Hạn hán và đập nước làm khô cạn sông Mekong - Ảnh 1.

Người dân ngồi trên những ngồi nhà đổ nát bị tàn phá bởi trận lở đất trên sông Mekong ở TP Cần Thơ vào ngày 17-12-2018. Ảnh: Reuters

Tình hình mới

Tuy nhiên, có một vài nghi ngại về tình trạng hạn hán kết hợp với việc xây dựng đập ở Trung Quốc và hiện nay là tại Lào tạo nên tình hình mới.

Điều này được phản ánh trong thông báo gần đây cho biết đập Jinghong sẽ thỉnh thoảng ngưng xả nước lũ trong quá trình sửa chữa.

Một mặt, việc thực hiện xả nước hồi tháng 8 không có cảnh báo thích đáng, mặt khác lại đưa ra thông báo về việc ngăn giữ nước, cả hai sự kiện đều khiến dân cư ở khu vực hạ lưu không kiểm soát được.

Cùng với những vấn đề này là các báo cáo đề xuất đập Xayaburi ở Lào phải có tác động đến dòng chảy ở hạ lưu trong khi kiểm tra các phương pháp vận hành của đập.

Một lần nữa, việc ai sẽ kiểm soát sông Mekong đang nổi lên từ các hoạt động phát triển này. Đây không chỉ là vấn đề băng tan gây nguy hiểm cho sông Mekong và khu vực.

11 con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn đã có tác động đáng kể lên tình trạng của dòng sông.

Quang cảnh ảm đạm

Ủy ban sông Mekong không kiểm soát được các đập thủy điện của Trung Quốc hoặc thực tế là các con đập được xây dựng ở Lào.

Khung Chương trình Hợp tác Lancang-Mekong của Trung Quốc đến nay gần như tách khỏi các vấn đề cấp bách liên quan đến sự việc xảy ra trong trường hợp của đập Jinghong, bỏ mặc tình trạng dòng phù sa giảm xuống.

Trong hoàn cảnh này, có vẻ như mỗi lý do đều mang quang cảnh ảm đạm của tương lai dòng sông Mekong.

Giáo sư Milton Osbourne là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Úc và là tác giả của 11 cuốn sách bao gồm cuốn sách có tựa đề: "Sông Mekong: Quá khứ hỗn loạn, Tương lai bất định". Bài bình luận này được đăng tải lần đầu tiên trên trang tin The Interpreter của Viên nghiên cứu Lowy Institute.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo