xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàn Quốc không muốn Mỹ rút quân về nước

Phạm Nghĩa (Theo Reuters, UPI, Kyodo News, CNN)

(NLĐO) – Ngày 2-5, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố vấn đề quân đội Mỹ đồn trú tại nước này không liên quan đến bất kỳ hiệp ước hòa bình nào trong tương lai với Triều Tiên.

Theo Reuters, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Kim Eui-kyeom, khẳng định việc quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc là vấn đề liên quan đến liên minh Mỹ - Hàn. Nó không liên quan đến việc ký kết các hiệp ước hòa bình, ông Kim nói.

Nhà Xanh cũng trả lời câu hỏi của truyền thông về phát biểu của cố vấn tổng thống Moon Chung-in đưa ra hồi đầu tuần này. Ông Moon cho rằng sẽ rất khó để biện minh cho sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc nếu hiệp định hòa bình giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên được ký kết.

Tuy nhiên, Seoul muốn quân đội Mỹ ở lại vì họ đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc đối đầu quân sự giữa các cường quốc láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản, theo một quan chức Nhà Xanh cấp cao khác.

Hàn Quốc không muốn Mỹ rút quân về nước - Ảnh 1.

Quân đội Mỹ tham gia một cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn gần Khu vực phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều. Ảnh: Reuters

Mỹ hiện có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc bằng một hiệp định đình chiến vào năm 1953. Triều Tiên nhiều lần yêu cầu Mỹ rút quân khỏi nước láng giềng miền Nam như một điều kiện để từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. 

Song thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không yêu cầu Washington phải thực hiện điều kiện này.

Ngoài việc tham dự hội nghị thượng đỉnh liên Triều với tổng thống Hàn Quốc hôm 27-4, ông Kim Jong-un còn sắp xếp một cuộc gặp tiềm tàng khác với Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.

Trước thềm cuộc gặp, Triều Tiên hôm 1-5 thả 3 công dân Mỹ bị giam cầm ở nước này, một nhà hoạt động Hàn Quốc xác nhận với báo Donga Ilbo. Ba tù nhân được chuyển từ trại cải tạo đến một địa điểm không được tiết lộ ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Hàn Quốc không muốn Mỹ rút quân về nước - Ảnh 2.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo (trái) đã đích thân gặp ông Kim Jong-un ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: UPI

Theo đại điện của Nhóm Gia đình những người bị bắt cóc đến Triều Tiên, Choi Sung-ryong, 3 công dân Mỹ được xác định là Kim Dong-chul, Kim Sang-duk (tên khác Tony Kim) và Kim Hak-song. Phía nhà chức trách Triều Tiên ra lệnh thả họ từ đầu tháng 4.

Trong chuyến thăm Triều Tiên vừa qua, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo đã đích thân gặp ông Kim Jong-un ở thủ đô Bình Nhưỡng, đồng thời đặt vấn đề về các tù nhân Mỹ đang bị Triều Tiên cầm giữ.

Hai công dân Mỹ Kim Hak-song và Kim Sang-duk từng làm việc tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Còn Kim Dong-chul – người điều hành một công ty dịch vụ thương mại và khách sạn quốc tế - bị kết án 10 năm tù giam về tội làm gián điệp.

Trong khi đó, ngày 2-5, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên máy bay đến thăm Triều Tiên. Ông Vương có thể thảo luận với các quan chức Bình Nhưỡng về hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27-4 cũng như cuộc gặp tiềm tàng giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều sắp tới.

Hàn Quốc không muốn Mỹ rút quân về nước - Ảnh 3.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên máy bay khởi hành tới Triều Tiên để bắt đầu chuyến thăm chính thức. Ảnh: Kyodo News

Bắc Kinh đã hoan nghênh cam kết từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng bên cạnh việc kêu gọi cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Một diễn biến khác, UPI ngày 1-5 đưa tin các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gặp nhau vào ngày 9-5 trong khuôn khổ các cuộc đàm phán ba bên đầu tiên giữa ba nước kể từ năm 2015. 

Các cuộc đàm phán dự kiến ​​diễn ra tại Tokyo với sự góp mặt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với nội dung thảo luận chính là tăng cường hợp tác giữa ba nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo