xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành trình đặc biệt của ni cô “kung fu”

Huệ Bình

500 ni cô dòng Truyền thừa Drukpa sắp hoàn thành hành trình 4.000 km bằng xe đạp từ thủ đô Kathmandu - Nepal đến TP Leh, phía Bắc Ấn Độ, để nâng cao nhận thức về nạn buôn người ở vùng hẻo lánh này.

Khoác trên người quần thể thao màu đen, áo khoác màu đỏ và mũ bảo hiểm màu trắng, những ni cô này bắt đầu đạp xe qua những sườn dốc nguy hiểm, đoạn đường núi chật hẹp từ đầu tháng 7.

So với giải đua xe đạp Tour de France (Pháp) danh giá, hành trình này dài và khó khăn hơn, không có giải thưởng về tiền bạc hay sự công nhận toàn cầu. Chưa hết, những người tham gia không phải là vận động viên xe đạp chuyên nghiệp mà là những ni cô đến từ Ấn Độ, Nepal, Bhutan và khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc).

Chia sẻ với Reuters, ni cô Jigme Konchok Lhamo (22 tuổi) nói: “Khi tham gia cứu trợ tại Nepal sau trận động đất năm ngoái, chúng tôi nghe kể về các em gái nhà nghèo bị bán vì cha mẹ không nuôi được nữa”.

Trước tình cảnh đó, ni cô này muốn làm điều gì đó để thay đổi quan niệm gái chẳng quan trọng bằng trai nên có thể đem bán. Với Jigme Konchok Lhamo, hành trình bằng xe đạp còn nhằm chứng minh “phụ nữ có quyền lực và sức mạnh không kém nam giới”.

Các ni cô ở địa phận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir, cực Bắc Ấn Độ hồi cuối tháng 8 Ảnh: REUTERS
Các ni cô ở địa phận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir, cực Bắc Ấn Độ hồi cuối tháng 8 Ảnh: REUTERS

Đây thực ra là lần thứ 4 các ni cô có hành trình như thế. Trên đường đi, họ gặp gỡ cư dân, giới chức và lãnh đạo tôn giáo địa phương để truyền tải thông điệp về bình đẳng giới, chung sống hòa bình và tôn trọng môi trường. Họ còn phân phát thực phẩm, giúp dân làng được chăm sóc y tế. Bên cạnh những nghĩa cử tốt đẹp, họ còn được gọi là ni cô “kung fu” do có học võ thuật.

Các ni cô dòng Drukpa tin rằng họ đang giúp thay đổi thái độ đối với nữ giới. “Hầu hết mọi người nghĩ chúng tôi là đàn ông khi thấy chúng tôi trên chiếc xe đạp. Thế rồi họ hết đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chúng tôi không chỉ là nữ mà còn là ni cô. Tôi nghĩ điều này sẽ thay đổi thái độ của nhiều người về phụ nữ và có thể xem chúng tôi bình đẳng với nam giới” - ni cô 18 tuổi tên Jigme Wangchuk Lhamo cho hay.

Mặc dù khu vực Nam Á có thể tự hào về nhiều nữ lãnh đạo, tín ngưỡng thờ Mẫu và tôn thờ nữ thần nhưng nhiều trẻ em gái, phụ nữ hiện phải sống chung với bạo lực và không có nhiều quyền cơ bản. Có thể liệt kê làn sóng giết người vì danh dự ở Pakistan hoặc tình trạng nạo phá thai nhi gái lan tràn ở Ấn Độ.

Nam Á cũng là một trong những khu vực chứng kiến nạn buôn người phát triển nhanh nhất thế giới. Các băng nhóm buôn người lừa dân nghèo và bắt họ làm nô lệ, lao động cưỡng bức trong nhà hàng, cửa hàng và khách sạn. Nhiều em gái và phụ nữ bị bán vào nhà thổ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo