xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành trình rơi vào khủng hoảng của Venezuela

Phạm Nghĩa (Theo Reuters, CNN)

(NLĐO) - Venezuela chìm sâu hơn vào tình trạng bất ổn chính trị tuần này sau khi lãnh đạo quốc hội do phe đối lập điều hành Juan Guaido tự xưng là tổng thống lâm thời, thách thức Tổng thống Nicolas Maduro.

Dưới đây là một số mốc thời gian nổi bật cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng trở nên nghiêm trọng như thế nào kể từ lúc ông Hugo Chavez qua đời.

Tháng 3-2013: Tổng thống Venezuela khi đó là Hugo Chavez qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 58, sau 14 năm cầm quyền. Người kế nhiệm ông, Phó Tổng thống Nicolas Maduro, đã lên nhậm chức.

Tháng 4-2013: Trong cuộc bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ 6 năm, ông Maduro đánh bại ứng cử viên phe đối lập Henrique Capriles, một chiến thắng được đánh giá là "trong gang tấc". Ông Capriles cũng từng thua ông Chavez ở cuộc bầu cử trước đó. Người này cùng với các đồng minh cáo buộc tiến trình bầu cử gian lận và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình.

Tháng 2-2014: lực lượng an ninh Venezuela bắt giữ lãnh đạo phe đối lập Leopoldo Lopez về cáo buộc gây bất ổn, dẫn đến làn sóng phản đối ông Maduro. Liên Hiệp Quốc (LHQ) ước tính có khoảng 3 triệu người Venezuela đã rời khỏi đất nước kể từ năm 2014.

Hành trình rơi vào khủng hoảng của Venezuela - Ảnh 1.

Ông Maduro (trái) và ông Guaido. Ảnh: CNN

Tháng 12-2015: Liên minh Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập giành quyền kiểm soát Quốc hội, lần đầu tiên sau 16 năm trong bối cảnh Venezuela đối mặt suy thoái kéo dài và lạm phát gia tăng sau khi giá dầu giảm mạnh.

Tháng 3-2016: Tòa án Tối cao Venezuela (vốn đứng về phía Đảng Xã hội cầm quyền) tuyên bố tiếp quản hoạt động của Quốc hội. Do bị cộng đồng quốc tế phản ứng dữ dội nên quyết định này sau đó được thu hồi. Tuy nhiên, nó đã làm dấy lên các cuộc biểu tình chống chính phủ khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Tháng 4-2017: Chính phủ thông báo lãnh đạo phe đối lập chính Henrique Capriles bị cấm làm chính trị trong 15 năm, gây tức giận cho các phe phái chống ông Maduro.

Tháng 7-2017: Venezuela kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý - bị phe đối lập tẩy chay – để phê chuẩn việc thành lập một cơ quan lập pháp toàn năng có tên là Hội đồng lập hiến. Hội đồng này được giao nhiệm vụ viết lại hiến pháp nhưng nhanh chóng tiếp quản các vai trò lập pháp quan trọng.

Hành trình rơi vào khủng hoảng của Venezuela - Ảnh 2.

Biểu tình ở thủ đô Caracas hôm 21-1. Ảnh: Reuters

Tháng 2-2018: Các cuộc đàm phán hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập sụp đổ trong bối cảnh bất đồng về thời gian tổ chức cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp. Chính phủ muốn cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào nửa đầu năm song phe đối lập chính kiên quyết tẩy chay.

Tháng 5-2018: Ông Maduro tái đắc cử tổng thống. Phe đối lập, Mỹ và nhóm Lima (gồm nhiều nước Mỹ Latinh) nói họ không công nhận kết quả mà họ cho là "mua phiếu bầu".

Tháng 1-2019: ông Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai với nhiều tranh cãi. Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tuyên bố mình là "tổng thống lâm thời". Mỹ và một số quốc gia láng giềng của Venezuela công nhận ông Guaido là "tổng thống lâm thời". Trong khi đó, những nước khác bao gồm Trung Quốc và Nga vẫn ủng hộ ông Maduro.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo