xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hậu quả kinh tế ngày càng tăng

Xuân Mai

Khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bước sang tháng thứ 3, hậu quả kinh tế ngày càng rõ ràng và triển vọng không mấy khả quan.

Trong lúc lạm phát leo thang toàn cầu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn hậu đại dịch, xung đột Nga - Ukraine đang làm trầm trọng thêm căng thẳng cung cầu, gây tổn hại đến tâm lý người tiêu dùng và đe dọa tăng trưởng toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất mạnh hơn để kiểm soát việc tăng giá - một động thái có nguy cơ thúc đẩy làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán. IMF cũng cảnh báo việc tăng giá lương thực và nhiên liệu có thể làm leo thang đáng kể viễn cảnh bất ổn xã hội ở các nước nghèo.

Chiến lược "Zero Covid-19" của Trung Quốc cũng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva ngày 21-4 cho rằng đà tăng trưởng chậm kéo dài ở Trung Quốc sẽ gây tác động diện rộng nhưng nhấn mạnh nước này vẫn có khả năng thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.

IMF hôm 19-4 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay từ 4,8% xuống 4,4%, thấp hơn mục tiêu 5,5% do Bắc Kinh đề ra.

Hậu quả kinh tế ngày càng tăng - Ảnh 1.

Thiết bị không người lái mang mã QR bay qua các xe tải đang xếp hàng để tài xế và hành khách khai báo y tế khi qua trạm ở tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc hôm 20-4 Ảnh: REUTERS

Chiến lược "Zero Covid-19" đã làm gián đoạn sản xuất và hạn chế chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc. Không chỉ kinh tế Trung Quốc, đà phục hồi của ngành du lịch châu Á cũng bị ảnh hưởng.

Ông Gary Bowerman, giám đốc Công ty Nghiên cứu du lịch Check-in Asia (Malaysia), dẫn báo cáo cho thấy châu Á - Thái Bình Dương vẫn kém xa châu Âu và Bắc Mỹ khi khởi động lại du lịch.

 Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) cho biết du lịch trong khu vực, trừ Fiji và Maldives, có khả năng không phục hồi mức trước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2024, phần lớn là do các hạn chế về biên giới của Trung Quốc.

Trong số 28 nền kinh tế trong bảng xếp hạng "Chỉ số Sẵn sàng du lịch năm 2022" của EIU, 13 nền kinh tế dựa vào nguồn du khách đến từ Trung Quốc trước đại dịch.

Cũng theo ông Bowerman, các hãng hàng không là nhân tố lớn quyết định đến du lịch và họ đang rất thận trọng trong việc nối lại các chuyến bay do giá nhiên liệu tăng và bất ổn từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo