xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hé lộ bí ẩn “Vùng 51”

NGUYỄN CAO

Khi CIA giải mã hồ sơ “Vùng 51” của Mỹ, những bí mật quân sự mà Washington che giấu hơn 60 năm qua bắt đầu hé lộ. Bỏ qua vô số giả thuyết về người ngoài hành tinh và dĩa bay gắn liền với vùng đất bí ẩn này, một số “câu chuyện bây giờ mới kể” đã được tiết lộ

Theo Cục Lưu trữ An ninh quốc gia Mỹ, “Vùng 51” là căn cứ không quân bí mật của Mỹ hoạt động từ đầu thập niên 1950. Với tên gọi chính thức là Bãi Thực tập - Thử nghiệm các hệ thống vũ khí và máy bay tuyệt mật, “Vùng 51” - tức Hồ Groom, bang Nevada - là nơi Mỹ chạy 2 chương trình máy bay do thám tiên tiến kiểu U-2 và OXCART (loại do thám siêu âm A-12, tiền thân của SR-71).

Những giả thuyết huyền bí

Mỹ cũng tiến hành một số thử nghiệm khác như nghiên cứu công nghệ nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô - mối đe dọa kinh hoàng đối với không quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

Trước tháng 7 năm nay, thời điểm Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật, các hoạt động trong “Vùng 51” được Washington giữ bí mật tuyệt đối. Họ không công nhận sự hiện hữu của căn cứ quân sự bí ẩn này, nơi xảy ra những hiện tượng “vật bay không thể xác định” (UFO) mà nhiều người tin rằng đến từ các nền văn minh ngoài trái đất. Chính sách “bế quan tỏa cảng” thông tin này tạo điều kiện cho sự ra đời của những giả thuyết huyền bí, theo đó “Vùng 51” là nơi Mỹ cất giấu, nghiên cứu dĩa bay gặp nạn và thi thể người ngoài hành tinh.
img
Phi công Allan Palmer Ảnh:NATM
 
Chuyện USAF (Không quân Mỹ) thử nghiệm công nghệ quân sự nước ngoài đã được biết đến từ sau Thế chiến II. Chỉ có điều, không ai biết USAF thử tại đâu. Lúc đó, trách nhiệm thuộc về Trung tâm Tình báo kỹ thuật không quân (ATIC) thời chiến tranh Triều Tiên. Năm 1961, ATIC được cải danh thành Đơn vị Công nghệ nước ngoài (FTD) trực thuộc Bộ Chỉ huy Hệ không quân (AFSC).

Mục tiêu hàng đầu của AFSC lúc bấy giờ là dùng máy bay địch thu được bằng nhiều cách để huấn luyện phi công chiến lược Mỹ tác chiến. Giờ thì đã rõ, CIA từng thu thập được một số máy bay của Liên Xô đem về “Vùng 51” cho phi công Mỹ bay thử để đánh giá ưu và khuyết điểm của loại máy bay nổi tiếng từ MiG-17 đến MiG-21. Sau đó, họ tổ chức những cuộc không chiến giả lập giữa máy bay tiêm kích Mỹ và MiG - đều do phi công Mỹ lái - để tìm ra cách đánh hữu hiệu nhất, đem áp dụng ở các chiến trường thật.

F-14 tập không chiến MiG-21

Mới đây, Allan Palmer, cựu phi công Hải quân Mỹ, lần đầu tiên kể lại trên tờ The Huffington Post: “Năm 1975, tôi đã từng bay trên không phận “Vùng 51”. Lúc đó, tôi lái chiếc F-14 xuất phát từ căn cứ hải quân Miramar ở San Diego, bang California, bay đến căn cứ không quân của hải quân ở phía Tây Nevada. Đến gần “Vùng 51”, tôi được yêu cầu bay chậm lại chờ lệnh mới. Sau đó, tôi nhận được chỉ thị nhìn về phía trước 5 dặm ở độ cao 10.000 bộ và mô tả lại những gì mình thấy”.

Palmer nhanh chóng nhận ra một chiếc MiG-21 gắn cờ Mỹ và bắt đầu không chiến trên không phận “Vùng 51”. Ông nhớ chính xác như vậy vì nhìn thấy lòng hồ Groom cạn nước đến trơ đáy. Cuộc không chiến luôn bắt đầu và kết thúc trong “Vùng 51”.
img
MiG-21 sơn cờ Mỹ bay trong “Vùng 51” Ảnh: NAVY

Palmer cho rằng ông nhận ra dễ dàng chiếc MiG-21 vì đã từng chạm trán nó nhiều lần trong các phi vụ ở miền Bắc Việt Nam. “Chúng trông rất lạ bởi tôi đã quen thấy những chiếc MiG sơn cờ đỏ sao vàng. Dù vậy, nó vẫn làm cho bạn có cảm giác ớn lạnh như ngày nào”.

Thật ra, không phải bây giờ mà ngay lúc đó, Palmer đã nhận biết “Vùng 51” là một căn cứ không quân bí mật của Mỹ. “Tôi nhận ra lòng hồ, các nhà chứa máy bay và đường băng từ xa. Tôi biết ở đó có máy bay do thám U-2, A-12 và MiG. Đồng đội tôi ai cũng biết” - ông khẳng định.

Dĩ nhiên Palmer và đồng đội phải viết giấy cam kết “cấm khẩu”, không được tiết lộ những gì họ thấy và những trận không chiến với MiG. Ông Allan Palmer hiện đã 70 tuổi, là giám đốc điều hành Bảo tàng Quốc gia Thí nghiệm nguyên tử (NATM) ở Las Vegas. Tháng 3-2012, ông đã mạnh dạn mở phòng triển lãm Huyền thoại và thực tế ở “Vùng 51”, trình bày các hoạt động và công trình nghiên cứu của khu vực bí ẩn này, bao gồm cả một số tài liệu lúc đó chưa được giải mật.

Theo ông Palmer, dù chính phủ Mỹ đã chính thức thừa nhận “Vùng 51” là căn cứ quân sự bí mật, công bố một số chương trình nghiên cứu cũ nhưng những cuộc nghiên cứu mới vẫn được bí mật tiến hành ngoài sự hiểu biết của công chúng.

Kỳ tới: “Vùng 51” ở sa mạc Gobi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo