xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp “hấp hối!”

Hoàng Phương

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều nhất trí về tầm quan trọng của việc giữ Hy Lạp ở lại Eurozone

Chính phủ Hy Lạp hôm 29-6 cho biết thị trường chứng khoán và các ngân hàng nước này sẽ đóng cửa cho đến ngày 6-7, tức một ngày sau cuộc trưng cầu ý dân dự kiến về các đề xuất cứu trợ của bộ ba chủ nợ quốc tế là Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tăng cường kiểm soát vốn

Các biện pháp kiểm soát vốn cũng được thực thi nhằm chặn hệ thống tài chính sụp đổ, như người dân chỉ được phép rút tối đa 60 euro/ngày tại các máy rút tiền tự động (ATM) trong lúc hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài bị cấm. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tiếp tục có giọng điệu cứng rắn khi công bố bước đi trên, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh. Dù vậy, dòng người xếp hàng rút tiền tại ATM ngày một dài.

Thị trường chứng khoán thế giới hôm 29-6 đồng loạt sụt giảm, còn đồng euro rớt giá mạnh. Sự bi quan còn đến từ việc ECB trước đó một ngày quyết định đóng băng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp, đẩy nước này đến gần nguy cơ vỡ nợ hơn bao giờ hết.

 

Người cao tuổi đứng chờ bên ngoài một ngân hàng đóng cửa ở TP Thessaloniki - Hy Lạp hôm 29-6 
với hy vọng nhận được lương hưuẢnh: AP
Người cao tuổi đứng chờ bên ngoài một ngân hàng đóng cửa ở TP Thessaloniki - Hy Lạp hôm 29-6 với hy vọng nhận được lương hưuẢnh: AP

 

Chương trình cứu trợ Hy Lạp sẽ hết hiệu lực vào ngày 30-6, trùng với hạn chót để Athens trả IMF 1,7 tỉ euro. Nước này còn phải trả tiếp 3,5 tỉ euro trái phiếu hiện do ECB nắm giữ vào ngày 20-7 tới.

Chứng kiến quá trình giải cứu Hy Lạp đi từ lạc quan đến bi quan chỉ trong vài ngày qua, báo The New York Times dự báo những ngày sắp tới có thể thay đổi diện mạo của cả Hy Lạp lẫn giấc mơ xây dựng một châu Âu thống nhất trong 60 năm qua dù chưa rõ những thay đổi trên sẽ ra sao.

Nếu cử tri Hy Lạp bỏ phiếu ủng hộ đề xuất cứu trợ vào ngày 5-7, nước này sẽ tiếp tục kỷ nguyên khắc khổ khiến người dân “đau đớn” trong 5 năm qua để được tiếp tục sử dụng đồng euro và tận hưởng sự ổn định về tiền tệ mà nó mang lại.

Kết quả ngược lại đồng nghĩa Athens rời khỏi khu vực đồng euro (Eurozone) và sử dụng đồng tiền của riêng mình (chắc chắn sẽ phá giá mạnh). Điều này có thể mang lại sự hỗn loạn tài chính trong ngắn hạn nhưng nhiều khả năng phục hồi về trung hạn khi sức cạnh tranh của đồng tiền riêng nói trên được cải thiện.

Lựa chọn nào cũng xấu

Dù kết quả thế nào thì không chỉ Hy Lạp mà cả châu Âu cũng chịu tổn thất. Nếu quyết tâm giữ Hy Lạp ở lại Eurozone, bộ ba chủ nợ quốc tế - đã cho nước này vay ít nhất 264 tỉ euro - sẽ phải bơm thêm tiền dù chưa rõ hiệu quả đến đâu trong lúc bị mang tiếng là “bắt nạt”. Việc Hy Lạp rời Eurozone có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở rìa phía Nam châu Âu.

Ngoài ra, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng có thể lan đến những thành viên Eurozone đang gặp khó khăn hoặc mới hồi phục sau nhiều năm suy thoái nghiêm trọng. Những cuộc tranh luận gay gắt mới về hiệu quả của chính sách khắc khổ và giá trị của đồng euro là điều khó tránh.

 

img

 

img

 

img

 

img

 

Người lớn tuổi Hy Lạp hết sức lo lắng khi các ngân hàng đóng cửa. Ảnh: Reuters

Người lớn tuổi Hy Lạp hết sức lo lắng khi các ngân hàng đóng cửa. Ảnh: Reuters

 

Về mặt địa chính trị, Hy Lạp có thể tìm đến sự hỗ trợ của Nga và hình thành những nút thắt mới. Nghiêm trọng hơn, kinh tế toàn cầu có thể đối mặt những tác động tiêu cực khôn lường, như những gì đã xảy ra sau sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) năm 2008.

Lo ngại những hậu quả địa chính trị mới trong bối cảnh toàn cầu đã đầy rẫy nguy cơ, Mỹ đang vận động mạnh mẽ ở hậu trường để thuyết phục Thủ tướng Đức Angela Merkel giữ Hy Lạp lại bằng mọi giá. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew vào cuối tuần rồi đã gọi điện cho những người đồng cấp ở Đức, Pháp và Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde để thúc giục họ về một “giải pháp bền vững” cho Hy Lạp, trong đó có giảm nợ.

Trong cuộc điện đàm hôm 28-6, cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Merkel đều nhất trí về tầm quan trọng của việc giữ Hy Lạp ở lại Eurozone. Kết cục này đòi hỏi sự nhượng bộ của cả Athens và các chủ nợ, một điều dường như xa xỉ vào lúc này.

 

Tác động gián tiếp đến Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 29-6, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết khủng hoảng nợ của Hy Lạp và việc nước này tạm thời đóng cửa tất cả ngân hàng (NH) không tác động trực tiếp đến Việt Nam. Tuy nhiên, những NH thương mại đang hoạt động tại Việt Nam có NH mẹ ở các nước Liên minh châu Âu (EU) bị ảnh hưởng  cũng chịu tác động dây chuyền. Các hoạt động cho vay, cấp tín dụng hoặc tái cấp vốn sẽ dè dặt hơn do thanh khoản gặp khó, ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Hiện ECB đã có giải pháp nhất định tài trợ cho các NH ở Đức, Pháp...

Lâu dài hơn, khi thị trường tài chính thế giới bị đảo lộn, Việt Nam cũng không nằm ngoài sóng gió. Chẳng hạn, tiền gửi ngoại tệ của các NH thương mại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam mở tại EU cần phải tính toán lại. Những người gửi tiền và có hoạt động kinh doanh trực tiếp với các NH ở EU cũng cần chủ động tìm giải pháp ứng phó.

T.Phương

 

Eurozone bị lừa từ đầu?

Lật lại lịch sử, có thể thấy Eurozone ít nhiều là “người bị hại” khi kết nạp Hy Lạp vào năm 2001. Ba năm sau sự kiện này, Athens buộc phải thừa nhận đã làm giả các số liệu ngân sách để đủ tiêu chuẩn sử dụng đồng tiền chung của Liên minh châu Âu. Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp khi đó, ông George Alogoskoufis, nói quy mô thâm hụt ngân sách của nước này đã bị điều chỉnh thấp hơn thực tế.

Vào thời điểm đó, EC bác bỏ chuyện xét lại tư cách thành viên của Hy Lạp, một quyết định mà có lẽ giờ đây họ rất hối tiếc. Năm 2013, 4 năm sau khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng nợ, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định người tiền nhiệm của bà - ông Gerhard Schroeder - đã sai lầm khi chấp thuận cho Hy Lạp vào Eurozone.

 

Nguồn: Reuters

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo