xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Iraq gỡ gạc thể diện

Hoàng Phương

Chiến dịch không kích ở Syria vừa qua giúp Nga đạt được mục tiêu là ổn định và giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad chống IS

Quân đội Iraq hôm 28-12 tuyên bố đã “giải phóng” TP Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và quốc kỳ đã được treo lên nóc khu tòa nhà chính quyền địa phương này. Đây là kết quả của chiến dịch quân sự bắt đầu vào tuần rồi, với sự yểm trợ của các cuộc không kích từ liên quân do Mỹ đứng đầu.

Sau Ramadi là Mosul

Thắng lợi trên giúp Baghdad gỡ lại phần nào thể diện kể từ khi để Ramadi lọt vào tay IS. Các tay súng IS hồi tháng 5-2015 đã dễ dàng chiếm được Ramadi sau khi binh sĩ Iraq chạy khỏi TP - một tổn thất buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược không kích nhằm vào tổ chức khủng bố này.

Theo Reuters, Ramadi là thành phố lớn đầu tiên do quân đội Iraq tái chiếm mà không cần đến sự hỗ trợ của lực lượng dân quân Shiite do Iran hậu thuẫn. Baghdad quyết định không để lực lượng này tham gia nhằm tránh gây căng thẳng giáo phái bởi tỉnh Anbar là nơi người Hồi giáo Sunni chiếm phần lớn dân số.

Chính phủ Iraq - hiện do Thủ tướng Haider al-Abadi, một người Shiite, đứng đầu - cho biết Ramadi sẽ được giao lại cho cảnh sát địa phương và một lực lượng bộ tộc người Sunni điều hành một khi an toàn. Bước đi này được cho là nhằm giành sự ủng hộ của người dân địa phương trong cuộc chiến chống IS.

Mục tiêu kế tiếp của Baghdad là tái chiếm TP Mosul, địa phương có đông dân nhất đang chịu sự kiểm soát của IS, tính luôn cả ở Iraq và Syria. Việc đánh đuổi IS khỏi thành trì quan trọng như Mosul không chỉ giúp xóa bỏ cấu trúc nhà nước của IS ở Iraq mà còn ngăn chặn nguồn tài chính lớn, chủ yếu đến từ việc bán dầu và thu thuế người dân, chảy vào túi tổ chức này.

Trong khi đó, ngoài chuyện để Ramadi thất thủ, IS còn đang vật lộn với việc “nuôi sống” Mosul sau khi lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát được tuyến đường tiếp tế chiến lược giữa Mosul và lãnh địa của chúng ở Syria hồi tháng 11.

Còn tại Syria, theo đài CNN, liên minh Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn đã tiến gần hơn TP Raqqa - được xem là trụ sở hành chính của IS. SDF gần đây còn chiếm được đập Tishreen cùng 7 ngôi làng dọc theo bờ phía Đông sông Euphrates, cách Mosul gần 22 km về phía Bắc, qua đó ngăn cản IS tiếp cận biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ thông qua thị trấn Manbij.

 


Một thành viên lực lượng an ninh Iraq cầm quốc kỳ tại TP Ramadi hôm 27-12Ảnh: REUTERS

Một thành viên lực lượng an ninh Iraq cầm quốc kỳ tại TP Ramadi hôm 27-12Ảnh: REUTERS

 

Nga thành công ở Syria

Một mối đe dọa thường trực khác với IS đến từ chiến dịch không kích của Nga, được phát động tại Syria từ cuối tháng 9-2015. Theo giới chức và nhà phân tích quân sự Mỹ, chiến dịch kéo dài 3 tháng này đã giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin đạt được mục tiêu chính (được công khai) là ổn định và giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad chống IS.

Không những thế, Moscow còn có thể duy trì hoạt động can thiệp quân sự với quy mô như hiện nay ở Syria trong nhiều năm nữa do kinh phí không quá tốn kém.

Đánh giá trên tương phản với những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và các phụ tá. Theo đó, sứ mệnh hỗ trợ ông Assad sẽ gây sức ép tài chính không nhỏ lên Moscow, đồng thời có thể đối mặt nguy cơ thất bại. “Với sự hỗ trợ quân sự của Nga, chế độ ông Assad giờ đây có lẽ an toàn hơn” - một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên nhận xét với Reuters.

Năm quan chức Mỹ khác cũng chia sẻ đánh giá rằng hành động của Nga tại Syria đã thành công cho đến giờ: Thương vong ở mức tối thiểu trong lúc phí tổn của chiến dịch dao động từ 1-2 tỉ USD/năm.

Giá dầu lao dốc dù làm tổn thương kinh tế Nga nói chung nhưng lại giúp ích cho ngân sách quốc phòng bằng cách giảm chi phí nhiên liệu của máy bay, tàu chiến. Ngoài ra, Moscow còn tiết kiệm được tiền bạc bằng cách sử dụng kho bom truyền thống có từ thời Liên Xô, đồng thời tận dụng cuộc chiến ở Syria để thử nghiệm vũ khí mới.

Chưa hết, chiến dịch trên còn giúp Nga có tiếng nói mạnh hơn trong quá trình tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria. Trong những tuần gần đây, Washington buộc phải làm việc chặt chẽ hơn với Moscow, đồng thời không còn ra điều kiện ông Assad phải ra đi ngay lập tức để khởi động bất kỳ tiến trình chuyển tiếp nào ở Damascus.

 

S-400 “khôi phục trật tự không phận Syria”

Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, Đại tướng Viktor Bondarev, hôm 27-12 nhận định hệ thống tên lửa phòng không S-400 “khôi phục trật tự trên không phận Syria”. Nga quyết định triển khai S-400 tại Syria hồi cuối tháng 11 sau vụ chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24.

Trả lời kênh Rossya-24, tướng Bondarev tuyên bố: “Lực lượng không gian quân sự Nga không bao giờ tấn công các mục tiêu dân sự ở Syria”. Theo ông, các phi công được huấn luyện tốt không bao giờ bắn phá trường học, bệnh viện, đền thờ. Ngoài ra, vị tướng này nhấn mạnh kế hoạch không kích của Nga được điều nghiên thận trọng và có hợp tác với giới lãnh đạo Syria.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên đưa vào sử dụng các loại tổ hợp robot quân sự C4I2 “Andromeda-D”, “Platform-M” và “Argo” để hỗ trợ bộ binh Syria tấn công phiến quân trong một trận chiến ở tỉnh Latakia - Syria gần đây. Động thái này diễn ra không lâu sau khi tướng Valery Gerasimov, Tư lệnh Bộ Tổng Tham mưu Nga, tuyên bố nước này sẽ hướng đến robot hóa hoàn toàn trận chiến, đồng thời nhấn mạnh các nhóm robot sẽ tự tiến hành các hoạt động chiến đấu trong thời gian tới.

Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo