xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó lường căng thẳng Mỹ-Iran

XUÂN MAI

Iran cảnh báo kẻ thù của nước này có thể đứng sau vụ tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở vịnh Oman và kêu gọi tiến hành đối thoại trong khu vực để giảm căng thẳng

Chính phủ Iran hôm 14-6 bác bỏ cáo buộc "vô căn cứ" của Mỹ, theo đó Tehran tiến hành 2 vụ tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu trên vịnh Oman một ngày trước đó.

Thông điệp của Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trên mạng Twitter chỉ trích Washington vội vàng đưa ra những cáo buộc chống lại Tehran nhưng không cung cấp được bằng chứng nào. Nhà ngoại giao này còn tố Mỹ tìm cách phá hoại nỗ lực ngoại giao giữa lúc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thăm Tehran, cũng như "che giấu hành động khủng bố kinh tế" nhằm vào Iran thông qua các biện pháp trừng phạt đơn phương.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nhấn mạnh nước này có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho eo biển này và họ đã giải cứu thủy thủ đoàn của những chiếc tàu chở dầu bị tấn công trong thời gian sớm nhất có thể. Song song đó, Bộ trưởng Zarif cảnh báo kẻ thù của Iran có thể đứng sau vụ việc và kêu gọi tiến hành đối thoại trong khu vực để giảm căng thẳng.

Khó lường căng thẳng Mỹ-Iran - Ảnh 1.

Một trong hai tàu chở dầu bị tấn công trên vịnh Oman hôm 13-6 Ảnh: Reuters

Iran có phản ứng gay gắt trên sau khi giới chức Mỹ công bố những hình ảnh, video cho thấy "Tehran dính líu đến vụ tấn công một tàu chở dầu" gần cửa ngõ vịnh Ba Tư hôm 13-6. Theo hãng tin Reuters, đại úy hải quân Mỹ Bill Urban thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết một tàu tuần tra của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị camera quay đang gỡ mìn chưa phát nổ khỏi con tàu Kokuka Courageous, một trong 2 tàu chở dầu bị tấn công hôm 13-6.

Ông Kokuka Sangyo, Chủ tịch Công ty Vận hành tàu Kokuka Courageous (Nhật Bản), cho biết con tàu của họ bị tấn công 2 lần hôm 13-6 và 2 vụ cách nhau 3 giờ, buộc thủy thủ đoàn phải sơ tán. Tàu chở dầu này chở theo 25.000 tấn metanol từ Ả Rập Saudi tới châu Á. Các thuyền viên thừa nhận đã tận mắt nhìn thấy một vật thể bay đâm vào tàu trước khi vụ nổ thứ hai xảy ra.

Các hình ảnh, video nói trên được xem là bằng chứng đầu tiên được Mỹ sử dụng để củng cố cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công do Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra. Quan chức này nhấn mạnh Washington sẽ bảo vệ các lực lượng, lợi ích của mình và sát cánh với các đối tác, đồng minh để bảo vệ thương mại toàn cầu và ổn định khu vực. Ông Pompeo cũng không quên nhắc lại Iran từng đe dọa ngăn hoạt động vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz.

Các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Donald Trump nhìn nhận Mỹ đang cân nhắc một số biện pháp đối phó, trong đó có khả năng triển khai tàu hải quân hộ tống cho các tàu thương mại đi qua Eo biển Hormuz. Hành động quân sự cũng đang được thảo luận. Lầu Năm Góc dù tuyên bố không muốn tham gia một cuộc xung đột mới ở Trung Đông nhưng vẫn điều thêm khu trục hạm USS Mason đến khu vực này.

Đã xuất hiện cảnh báo 2 vụ tấn công trên có thể tác động tiêu cực đến thương mại thế giới khi các công ty vận tải biển tìm cách giảm thiểu rủi ro. Trước mắt, nhiều chính phủ và cơ quan hàng hải đã khuyến cáo sự thận trọng tối đa đối với tàu thuyền qua lại vịnh Oman. Giá dầu thế giới hôm 13-6 tăng 2,2% theo sau những diễn biến căng thẳng ở vịnh Oman. Dù vậy, theo Reuters, nỗi lo lớn hơn về nhu cầu toàn cầu sụt giảm do tranh chấp thương mại lại khiến giá dầu sụt giảm một ngày sau đó. 

Nguy cơ tính toán sai lầm gia tăng

Các vụ tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở vịnh Oman hôm 13-6 tiếp tục khiến quan hệ Mỹ - Iran thêm xấu đi, cũng như làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột ngoài ý muốn giữa hai nước.

Theo đài NBC News, một số cựu quan chức Mỹ và chuyên gia nhận định nguy cơ tính toán sai lầm đang gia tăng từng ngày, nhất là khi hai nước đang căng thẳng vì các vấn đề liên quan đến lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và chương trình hạt nhân Iran. "Tôi có cảm giác như đây là thời khắc 1914 của khu vực, khi mà một sự việc nào đó cũng có thể khiến xung đột vũ trang bùng nổ trên toàn khu vực" - ông Ali Vaez, Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG), bày tỏ. Sau các vụ tấn công nói trên, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis dự báo Iran và Mỹ khó có thể chịu xuống thang trong thời gian tới. "Hai nước đang đi trên một con đường dẫn đến xung đột" - ông Stavridis cảnh báo.

Đây là lần thứ hai trong 4 tuần các tàu chở dầu bị tấn công trong khu vực, làm dấy lên câu hỏi ai là "thủ phạm" và họ được hưởng lợi gì từ vụ việc? Iran đang bị xem là đứng sau các vụ tấn công nhưng theo trang tin Bloomberg, những lợi ích tiềm tàng mà nước này nhận được là không đáng kể so với rủi ro có thể đối mặt.

Ngoài Iran, một nhóm khác có thể hưởng lợi từ các vụ tấn công, tức những người muốn Mỹ đẩy mạnh chiến dịch chống lại Iran và chuyển từ phương án tấn công kinh tế sang tấn công quân sự. Nhóm này vốn rất đông, trong đó có các nhân vật ở Mỹ và nhiều nước đồng minh của Washington ở Trung Đông.

Ngoài ra, thời điểm xảy ra các vụ tấn công cũng làm dấy lên không ít thắc mắc. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo vẫn còn ở Iran với sứ mệnh trung gian hòa giải cho căng thẳng Tehran - Washington. Hôm 12-6, ông Abe thúc giục Iran nỗ lực hết sức để tránh xung đột và cam kết làm hết sức mình để giảm căng thẳng. Đáng chú ý là 2 tàu trên bị tấn công khi đang chở hàng hóa liên quan đến Nhật Bản.

Cao Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo