xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khoảng cách Mỹ - Trung còn lớn

Hoàng Phương

Nhật Bản có thể cùng lực lượng Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên ở biển Đông

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc hôm 24-6 nhấn mạnh những điểm tích cực trong quan hệ song phương sau 3 ngày đối thoại nhưng không thể che giấu được sự bất đồng sâu sắc về 2 vấn đề nổi cộm: an ninh hàng hải và an ninh mạng.

Phát biểu sau khi Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) khép lại, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết hai bên nhất trí cùng làm việc để hướng đến ký kết Hiệp ước Đầu tư song phương được đàm phán trong 7 năm qua.

Theo ông Lew, Bắc Kinh cam kết hạn chế can thiệp vào thị trường tiền tệ, tự do hóa hơn nữa tỉ giá hối đoái, mở cửa thị trường vốn và cho phép các công ty dịch vụ tài chính nước ngoài tiếp cận nhiều hơn thị trường trong nước.

Hai nước cũng đề cao sự hợp tác để chống biến đổi khí hậu và các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan, chia sẻ nỗi quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Nhân dịp này, Mỹ và Trung Quốc đã công bố sáng kiến chung để bảo vệ đại dương.

Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, những cuộc trao đổi “thẳng thắn” tại S&ED năm nay vẫn không thu hẹp được khoảng cách lớn về nhiều vấn đề đang làm xói mòn lòng tin giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington đã bày tỏ nỗi lo về nguy cơ Bắc Kinh một ngày nào đó tuyên bố thiết lập vùng đặc quyền quanh những đảo nhân tạo được xây phi pháp ở biển Đông. Ông Kerry cũng nhắc lại Mỹ có “lợi ích quốc gia to lớn” trong việc duy trì sự tự do đi lại trên biển và trên không ở khu vực này.

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp phái đoàn Trung Quốc tại Nhà Trắng hôm 24-6Ảnh:  Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp phái đoàn Trung Quốc tại Nhà Trắng hôm 24-6Ảnh: Reuters

 

Không những thế, Mỹ còn “lo ngại sâu sắc” về những vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp nước này mà tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc đứng đằng sau. Đáp lại, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì kêu gọi 2 nước làm việc cùng nhau về vấn đề an ninh mạng. Tiếng nói chung duy nhất trong chuyện này là 2 nước đã nhất trí rằng cần phải có bộ quy tắc ứng xử về hoạt động trên mạng, theo Ngoại trưởng Kerry.

Bên cạnh đó, ông Dương thúc giục Mỹ “công bằng và khách quan” đối với vấn đề biển Đông cũng như “tôn trọng chủ quyền” của Trung Quốc. Để trấn an Washington, ông Dương tiếp tục khẳng định “tự do đi lại ở biển Đông đang được bảo đảm” dù ai cũng thấy Bắc Kinh liên tục có những hành động đơn phương, khiêu khích để phục vụ mưu đồ độc chiếm vùng biển này.

Trong động thái thể hiện sự nghi ngờ, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24-6 tiếp tục thúc giục Bắc Kinh giải tỏa căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và hành vi tấn công trên mạng khi ông tiếp phái đoàn Trung Quốc ở Nhà Trắng.

Liên quan đến tình hình biển Đông, Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, hôm 25-6 cho biết nước ông rất lo ngại hành động xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh nên có thể sẽ tham gia tuần tra thường xuyên vùng biển này cùng lực lượng Mỹ.

Liên tiếp hôm 23 và 24-6, máy bay do thám Nhật cùng máy bay Philippines bay tuần tra ở biển Đông trong khuôn khổ cuộc tập trận chung, dẫn đến chỉ trích mạnh mẽ của Trung Quốc.

Theo hãng tin AP, cuộc tập trận với Philippines tuy nhỏ nhưng có thể mở đường cho một vai trò lớn hơn của Nhật Bản ở biển Đông. Ông Narushige Michishita, học giả về quốc phòng của Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo, bình luận: “Chúng ta sẽ chứng kiến Nhật Bản tham gia các hoạt động trinh sát biển Đông cùng Mỹ, Úc, Philippines và nhiều nước trong vài năm tới”.

Còn ông Corey Wallace, nhà phân tích an ninh thuộc Trường ĐH Freie (Đức), nhận định Tokyo đang thiết lập các cơ chế về quân sự và pháp lý cần thiết để chuẩn bị cho tình huống can dự trực tiếp vào biển Đông.

 

TPA thông đường

Dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA), còn gọi là quyền “đàm phán nhanh” cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã hoàn thành chặng đường trắc trở kéo dài 6 tuần qua tại quốc hội Mỹ sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu cuối cùng tại thượng viện hôm 24-6 với 60 phiếu thuận và 38 phiếu chống. Trước đó, hạ viện đã bỏ phiếu thông qua TPA lần thứ hai hôm 18-6.

Một khi được Tổng thống Obama ký ban hành thành luật, TPA cho phép ông chủ Nhà Trắng tăng tốc hoàn thành đàm phán với 11 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Việt Nam.

TPP được coi là trọng tâm trong chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ, đồng thời đối trọng với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Không chỉ TPP, TPA còn giúp Tổng thống Obama xúc tiến đàm phán tất cả thỏa thuận thương mại toàn cầu mà quốc hội Mỹ chỉ có thể thông qua hoặc bác bỏ chứ không có quyền thay đổi nội dung.

Ngoài TPA, Thượng viện Mỹ còn thông qua dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh thương mại (TAA) trước khi nó dự kiến được đưa ra bỏ phiếu tại hạ viện trong ngày 25-6 (giờ địa phương). TAA có mục đích cung cấp hỗ trợ cho những lao động Mỹ bị mất việc bởi thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các nước khác.

Ban đầu, TAA gắn liền với TPA và đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ nhưng lại bất ngờ bị phủ quyết tại hạ viện. Để gỡ rối, các lãnh đạo tại 2 viện của Mỹ ngày 17-6 đã nhất trí tách TPA và TAA thành 2 dự luật riêng rẽ.

Thu Hằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo