xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốc liệt cạnh tranh năng lượng

CAO LỰC

Khủng hoảng điện Trung Quốc đang khiến các thị trường hàng hóa toàn cầu, từ phân bón đến silicon, bị xáo trộn

Mức độ lo lắng của chính phủ Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng điện kéo dài được thể hiện rõ vào ngày 30-9, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố triển khai mọi nỗ lực để duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định chuỗi cung ứng cũng như bảo đảm nhu cầu cơ bản của người dân.

Cùng ngày, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết Phó Thủ tướng Hàn Chính cũng chỉ thị tương tự trong cuộc họp khẩn vào đầu tuần này, cụ thể là yêu cầu các công ty năng lượng quốc doanh hàng đầu bằng mọi giá phải bảo đảm nguồn cung, từ than đá đến điện và dầu mỏ, cho mùa đông tới.

Dù vậy, giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ vẫn thiếu điện, nhất là khi phần lớn điện nước này đến từ đốt than đá. Họ nhấn mạnh Bắc Kinh cần có những cải cách cơ bản đối với hệ thống năng lượng quốc gia, thay vì chỉ tập trung giải quyết nguồn cung.

Theo chuyên gia Zhang Boting của Hội Nghiên cứu Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc, cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ lưới điện thiếu linh hoạt. "Giải pháp không chỉ đơn giản là tăng công suất phát điện mà phải tăng cường năng lực lưới điện nhằm điều chỉnh mức đỉnh và giải quyết tình trạng bất xứng nghiêm trọng giữa phụ tải và cung cấp điện" - ông Zhang khẳng định.

Khốc liệt cạnh tranh năng lượng - Ảnh 1.

Một chủ nhà máy kiểm tra máy phát điện chạy bằng dầu diesel tại một khu công nghiệp ở TP Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 30-9 Ảnh: REUTERS

Hiệp hội Công nghiệp than Trung Quốc (CCIA) cũng thừa nhận họ không lạc quan về nguồn cung trước thềm mùa đông, thời điểm nhu cầu sử dụng đạt đỉnh.

Mặc dù sản lượng than vừa chạm mức kỷ lục hồi tháng 8, hàng loạt vụ tai nạn hầm mỏ gần đây khiến giới chức Trung Quốc e ngại phê chuẩn mở rộng đầu ra, kể cả khi khủng hoảng thiếu điện đang buộc hàng loạt công ty đóng cửa.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), ít nhất 20 trong tổng số 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đang phải cung cấp điện luân phiên. Giải pháp này, theo Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) ở TP Thượng Hải Ker Gibbs, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, gây ra hàng loạt vấn đề như lãng phí nguyên liệu thô, hủy đơn hàng và mất cơ hội kinh doanh.

Khủng hoảng điện Trung Quốc đang gây xáo trộn các thị trường hàng hóa toàn cầu, từ phân bón đến silicon.

"Mất điện đồng nghĩa với không giao hàng đúng hẹn" - Tổng Giám đốc Công ty Qianhe Technology Logistics ở TP Thâm Quyến (Trung Quốc) Wen Biao khẳng định, đồng thời cho biết gián đoạn sản xuất đã làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, với giá cước vận chuyển đến bờ Tây của Mỹ hiện chỉ còn 9.000 USD/container, so với 15.000 USD/container của thời điểm trước ngày 24-9.

Thực trạng trên cùng những chỉ thị quyết liệt của giới chức Trung Quốc, theo Chủ tịch Công ty Gas Vista LLC (Mỹ) Leslie Palti-Guzman, quả thực là tin xấu đối với người tiêu dùng và chính phủ các nước châu Âu vì "giá điện và giá khí đốt sẽ tăng mạnh trong mùa đông vì phải cạnh tranh nguồn cung với Trung Quốc".

Bộ trưởng tài chính các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro zone) dự kiến họp vào ngày 4-10 tại Luxembourg để thảo luận về giá năng lượng tăng đột biến.

Trước cuộc họp này, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire và Bộ trưởng Môi trường Barbara Pompili của Pháp đã gửi thư kêu gọi ông Paschal Donohoe, lãnh đạo nhóm các bộ trưởng tài chính của Euro zone, điều tra vì sao các hợp đồng khí đốt hiện tại không đủ cung cấp cho châu Âu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo