xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn khổ người da đen ở Mỹ

NGÔ SINH

Cách hành xử của cảnh sát chính là lý do khiến người Mỹ da đen khẳng định chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở đất nước họ

Những ngày gần đây, vấn đề phân biệt chủng tộc - luôn là đề tài thời sự nóng ở Mỹ - lại được khơi dậy sau khi bạo lực bùng phát do cảnh sát bắn chết Sylville Smith, một người da đen 23 tuổi, ở Milwaukee thuộc bang Wisconsin chiều 13-8.

Vòng luẩn quẩn

Vấn đề này trước đó không lâu cũng đã làm nóng dư luận nước Mỹ vì bức xúc trước vụ cảnh sát bắn bị thương Charles Kinsey - nhà trị liệu các vấn đề về hành vi, một người da đen - ở Miami hôm 18-7. Trong chuyến du hành khắp nước Mỹ suốt 17 ngày gần đây, ông Maina Kiai, một quan chức Liên Hiệp Quốc, đã nhận thấy tình trạng bất bình đẳng và phân cực về ý thức hệ trên đất nước này.


Tuần hành phản đối vụ cảnh sát Mỹ bắn chết Sylville Smith ở Milwaukee, bang Wisconsin đêm 14-8 Ảnh: FLICKR

Tuần hành phản đối vụ cảnh sát Mỹ bắn chết Sylville Smith ở Milwaukee, bang Wisconsin đêm 14-8 Ảnh: FLICKR

Sau khi nhận xét Mỹ là một cường quốc kinh tế, cường quốc quân sự, bộ máy phát triển công nghệ toàn cầu, ông Kiai thẳng thắn: “Sức mạnh kinh tế của nước này được xây dựng trên sự chiếm hữu nô lệ đối với người gốc châu Phi và làn sóng người nhập cư phải đối mặt tình trạng phân biệt đối xử, sự quấy nhiễu hoặc tệ hại hơn nữa”. Ông Kiai còn vạch ra cả một chuỗi đàn áp có hệ thống mà người Mỹ gốc Phi phải đối mặt ở Mỹ, từ kỷ nguyên nô lệ cho đến thời đại ngày nay.

Theo báo Washington Post, cuộc chiến chống ma túy là một thí dụ hoàn hảo ở đây, cứ 15 người da đen thì có 1 người đang bị cầm tù. Bên cạnh đó, cứ 13 người Mỹ gốc Phi thì 1 người bị tước quyền bầu cử do bị kết án phạm trọng tội. Người Mỹ gốc Phi là đối tượng hứng chịu hành vi quấy nhiễu của cảnh sát, đôi khi còn tệ hại hơn nhiều, thường thì chẳng có lý do gì cả ngoài việc họ đi dạo trên đường phố hoặc tụ tập đông người. Các trường hợp bị kết án và bỏ tù còn tăng lên đáng kể mỗi khi người ta đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy, dù hành vi sử dụng ma túy không tăng lên tương ứng.

Các đạo luật hình sự thông qua dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton (1993-2001), được đánh giá là chống lại người da màu, cũng góp phần làm gia tăng ồ ạt số trường hợp bị giam cầm, kích động sự bất mãn và phẫn nộ trong cộng đồng người da đen. Hậu quả thật tai hại, chỉ một tội nhỏ - thậm chí bị bắt nhưng không bị buộc tội - cũng có thể bị ghi vào hồ sơ nhân thân khiến đối tượng khó tìm việc, vay nợ đi học hoặc tìm nơi ở. Tình trạng bị cách ly đó nhiều khả năng khiến một người lương thiện trở thành tội phạm vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Thế là vòng luẩn quẩn như vậy cứ tiếp diễn.

Giậm chân tại chỗ

Theo Kiai, ông chẳng hề nghe nói gì về “cuộc chiến chống trộm cắp ở Phố Wall” cả, trong khi những nhà hoạt động tài chính ở đây đã lấy đi hàng tỉ USD thông qua các vụ gian lận, hủy hoại của cải của hàng triệu người Mỹ và chất gánh nặng lên vai người đóng thuế bằng dự án giải cứu quy mô. Thay vì vậy, ngành tư pháp tiếp tục củng cố luật pháp và trật tự chủ yếu nhằm vào người Mỹ gốc Phi và các cộng đồng thiểu số khác.

Trong khi đó, các cuộc tụ họp do người Mỹ gốc Phi tổ chức bị đối xử khác hẳn. Các nhà hoạt động da trắng và Hồi giáo thừa nhận với ông Kiai rằng những người da đen tham gia các cuộc phản đối phải đối mặt hành động cứng rắn hơn từ phía cảnh sát. Nhiều khả năng cảnh sát được quân sự hóa và hung hăng hơn; còn người da đen bị giam giữ lâu hơn, đối mặt nhiều cáo buộc và bị dọa nạt, rẻ rúng nhiều hơn.

Sau khi mạng xã hội công bố đoạn clip 2 vụ cảnh sát liên tục bắn chết Alton Sterling và Philando Castile đầu tháng 7-2016, GS John McWhorter, Trường ĐH Columbia, cho rằng cách hành xử của cảnh sát chính là lý do khiến người Mỹ da đen khẳng định chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở đất nước họ. Phải chăng nhận định này khó được chấp nhận sau khi 5 viên cảnh sát da trắng bị bắn chết và 7 cảnh sát bị thương ở Dallas, bang Texas?

Một cuộc thăm dò dư luận gần đây của hãng Pew cho thấy 84% người Mỹ da đen cho rằng cảnh sát đối xử với họ không công bằng, trong khi 50% người da trắng cùng có suy nghĩ như vậy. Vấn đề này có một tầm quan trọng nhất định nhưng không thể hiểu nổi vì sao xã hội hiện đại như Mỹ lại thiếu hồ sơ chính thức ghi nhận chính xác số nạn nhân bị cảnh sát bắn, các tình huống cụ thể và những hành động tiếp theo đó.

Những người phản đối trên khắp nước Mỹ tiếp tục yêu cầu nhà chức trách thay đổi chính sách sau các vụ giết chóc người da đen. Đài BBC nhận định về vấn đề này, nước Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ như cách đây 2 năm. Sau khi thiếu niên da đen Michael Brown bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Ferguson, bang Missouri hồi tháng 8-2014, các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp nước Mỹ. Những tuần lễ sau đó, hàng ngàn người đã tuần hành đòi công lý, không chỉ cho Michael Brown mà còn cho cả Tamir Rice, Eric Garner, Walter Scott, Laquan McDonald, Sandra Bland, Freddie Gray... Mọi người thừa nhận mục đích cuối cùng của họ là thay đổi triệt để hệ thống đối xử không công bằng với giới trẻ da đen.

Hiện nay, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thường được đề cập không chỉ với các vụ cảnh sát nổ súng mà còn cả những vấn đề khác, như “hành động sỉ nhục”, “chiếm đoạt văn hóa” và “ưu tiên cho người da trắng”.

Kỳ tới: Khủng hoảng triền miên

“Tính mạng người da đen quan trọng”

Cộng đồng người da đen ở Mỹ phẫn nộ trước những bất công và họ muốn thể hiện điều đó. Đây chính là bối cảnh ra đời của phong trào bất bạo động mang tên Black Lives Matter (Tính mạng người da đen quan trọng). Các nhà hoạt động giải thích: “Tính mạng người da đen quan trọng” không có nghĩa là tính mạng người các chủng tộc khác không quan trọng. Theo họ, phong trào này chỉ là sự tái khẳng định rằng tính mạng người da đen thực sự quan trọng dù nó bị tước mất giá trị và tàn phá một cách có hệ thống suốt hàng trăm năm. Phong trào này không nhằm đem lại cho người Mỹ gốc Phi vị thế đặc biệt hoặc sự ưu tiên mà chỉ tìm cách nâng họ lên ngang tầm với mọi người”.

Cụm từ “Tính mạng người da đen quan trọng” lần đầu tiên được chú ý ở tầm cỡ quốc gia vào mùa hè năm 2014. Từ đó, nó đã trở thành một phần của các cuộc đối thoại về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo